Grab - Go-Jek: Cuộc đối đầu của 2 startup kỳ lân ở Đông Nam Á và màn tỉ thí giữa 2 người bạn học Harvard
Từng là 2 người bạn học chung ở Havard, nay CEO của Grab và Go-Jek đang là đối thủ cạnh tranh nhau tại thị trường Đông Nam Á.
- Tài xế Grab dùng dao cướp iPhone rồi nhờ mẹ đem trả
- Grab không chỉ phải dè chừng Go-Jek, "vua gọi xe" Trung Quốc Didi Chuxing cũng đã gửi hồ sơ lên Bộ GTVT xin gia nhập thị trường Việt Nam
- CEO Grab: Thiếu gia nhà giàu, tốt nghiệp Harvard, bỏ sự nghiệp sẵn có để bước vào cuộc chiến khốc liệt trên thị trường gọi xe
Trong cuộc gặp một startup về khởi nghiệp công nghệ mới đây, một vị khách mời đã tiết lộ rằng Nadiem Makarim, CEO Go-Jek, và Anthony Tan, CEO Grab, từng là bạn thân tại Đại học Havard. Hai người cùng là startup công nghệ kỳ lân (tỷ USD) và đặc biệt là đối thủ cạnh tranh nhau trong thị trường gọi xe công nghệ ở Đông Nam Á. Người ta gọi Grab và Go-Jek là kẻ 8 lạng, người nửa cân.
Hai người bạn thời Harvard
Go-Jek thành lập năm 2010, ban đầu là Trung tâm gọi xe ôm theo yêu cầu. Grab thành lập năm 2012, ban đầu mang tên là Ứng dụng gọi taxi Myteski.
"Anthony từng là một trong những người bạn thân nhất của tôi. Chúng tôi thường tư vấn cho nhau về các công việc kinh doanh", Nadiem từng chia sẻ như vậy. Tuy nhiên anh không tiết lộ về mối quan hệ hiện tại giữa 2 người. Tương tự, Anthony Tan cũng hạn chế nói về Makarim trên các phương tiện truyền thông.
Nadiem Makarim đến từ Indonesia, từng có thời gian làm cố vấn tại Mc Kinsey, Giám đốc sáng tạo tại Zaloza, Giám đốc sáng tạo Kartuku. Go-Jek ra đời năm 2011. Ban đầu, Go-Jek cung cấp các chuyến đi trên moto taxi, được biết đến với tên gọi "ojek" ở Indonesia. Đây cũng chính là start-up tỷ USD đầu tiên của Indonesia.
Anthony Tan là người Malaysia, từng là Giám đốc Marketing Tan Chong & Sons Motor. Năm 2011, cùng người đồng sáng lập Hooi Ling Tan, Anthony đã nghĩ ra ý tưởng về một ứng dụng đặt taxi và được lựa chọn vào vòng chung kết của cuộc thi Kế hoạch kinh doanh 2011 (Business Plan Contest 2011) của trường Kinh tế Harvard (Harvard Business School). Chính là tiền thân của Grab ngày nay.
Các nhà đầu tư đứng sau Go-Jek và Grab
Đứng sau 2 kỳ lân này là những nhà đầu tư "khủng" nổi tiếng thế giới.
Grab nhận đầu tư của Didi, Softbank, Huyndai, Toyota. Còn Go-Jek được Google, Tencent, JD... rót vốn.
Go-Jek đang định giá 5 tỷ USD, còn Grab nhỉnh hơn với 6 tỷ USD.
Ảnh: Asean Today
Thị trường và dịch vụ của Go Jek và Grab
Hiện Grab có mặt tại 195 thành phố tại 8 quốc gia Đông Nam Á, trong khi đó Go-Jek mới chỉ tập trung ở thị trường nội địa với 50 thành phố tại Indonesia. Nhiều thông tin cho biết, Go-Jek sắp vào thị trường Việt Nam.
Về dịch vụ, Go-Jek là niềm tự hào của giới startup ở Indonesia với việc phát triển nhanh như vũ bão, xây dựng hệ sinh thái từ Go-Ride (xe ôm), Go-Car (gọi xe hơi), Go-Food (giao đồ ăn) đến sửa xe, massage, vệ sinh...
Hệ sinh thái của Grab có phần khiêm tốn hơn với Grab Bike (gọi xe ôm), Grab Car (gọi xe hơi), Grab Express (giao hàng)... Sau khi Uber sáp nhập vào Grab, Grab sẽ có thêm các dịch vụ như Grab-Food...
Ảnh: NDH
Khi Go-Jek vào thị trường Việt Nam, đây sẽ là ứng viên nặng kí đối đầu với Grab nhờ hiểu rõ thói quen và văn hóa Đông Nam Á, đồng thời rất rõ đối thủ của họ là ai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming