Tưởng thâu tóm được Uber Đông Nam Á là một chiến thắng lớn nhưng trên thực tế Grab còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
- Đóng cửa Uber, tài xế chuyển sang Vato - ứng dụng đặt xe cho phép khách mặc cả: “Chúng tôi không muốn Grab độc quyền”
- Uber liên tục bị phàn nàn trong những ngày cuối cùng trước khi sáp nhập Grab: Hủy chuyến, không cần khách, chỉ nhận tiền mặt!
- Đánh bại Uber xong rồi, giờ đây Grab lại để mắt đến một miếng mồi mới, tham vọng "biến thứ vô hình trở thành hữu hình"
Chủ nhật vừa qua, Uber đã đồng loạt dừng hoạt động ở thị trường Đông Nam Á gồm các quốc gia là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và những khu vực lân cận trước quyết định sáp nhập với đối thủ Grab. Động thái này khiến nhiều người tin rằng Grab có thể thống trị thị trường Đông Nam Á. Nhưng với tham vọng trở thành nền tảng công nghệ ở mọi mặt của đời sống trên toàn khu vực, rất nhiều thách thức vẫn đang nhen nhóm.
Trong thương vụ sát nhập vào ngày 26/3 vừa qua, Grab và Uber nói rằng dịch vụ của họ sẽ được sát nhập vào ngày 8/4 trong 8 thị trường họ đang cạnh tranh.
Nửa đêm chủ nhật, giờ địa phương, ứng dụng Uber đã không hoạt động với khách hàng ở thành phố HCM, Việt Nam. "Rất tiếc, Uber hiện không còn khả dụng trong khu vực của bạn", là lời nhắn trên ứng dụng của công ty. "Ứng dụng Uber sẽ dừng hoạt động vào 24 giờ địa phương vào 8/4", trích lời ông Nguyễn Tuấn Anh, chủ tịch của Grab Việt Nam trong buổi phỏng vấn với Nikkei Asian Review.
Cùng với Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, Uber đã dừng hoạt động ở Myanmar, Indonesia và Malaysia. Người dùng ở Thailand nhận được thư từ Uber vào thứ bảy tuần trước, nói rằng công ty sẽ dừng hoạt động thương mại ở đây và hoàn toàn chuyển sang nền tảng Grab vào 8/4.
Uber vẫn sẽ hiện diện ở Singapore và Philippines, nơi các nhà chức trách đang xem xét các điều khoản chống độc quyền của thương vụ này. Ở Singapore, Uber sẽ hoạt động ít nhất tới 15/4. Các nhà cầm quyền ở Philipines thì yêu cầu sự hiện diện của Uber cho tới khi họ xem xét xong các luật này.
Hiện Grab đang tìm cách thu hút những lái xe của Uber, song song với việc khuyến khích khách hàng dùng Uber sử dụng Grab. Một trong những hoạt động kể trên đó là từ 26/03, Grab sử dụng ứng dụng Uber, gửi tin nhắn tới các tài xế và người dùng của ứng dụng này chuyển sang sử dụng Grab. Những khách hàng của Uber được coi là khách hàng mới tại Grab. Họ sẽ nhận những chương trình khuyến mãi như miễn phí cà phê và vé xem phim dựa vào hệ thống tích điểm.
Ở Indonesia, 75% lái xe Uber đã chuyển sang Grab từ 6/04, theo như giám đốc Grab Indonesia – Ridzki Kramadibrata. Một tài xế Uber miễn cưỡng chuyển qua Grab nói rằng anh phải cạnh tranh với nhiều tài xế khác trong ứng dụng này. "Mức độ cạnh tranh ở Uber ít hơn", anh nhấn mạnh.
Grab, được phát triển và đi vào hoạt động đầu tiên ở Malaysia vào 2012, lợi dụng hệ thống giao thống còn nghèo nàn và sự phát triển của điện thoại thông minh. Công ty đã tạo ra một hệ thống kinh doanh có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ công nghệ, trong đó có cả vận chuyển hàng trực tuyến và hệ thống thanh toán.
Thương vụ với Uber là chìa khóa để Grab trở thành kẻ thống lĩnh trong khu vực Đông Nam Á. "Chúng tôi đã chứng minh rằng công ty bản địa có thể và sẽ trở thành nhà vô địch trong thị trường", CEO của Grab - Anthony Tan phát biểu trong bài phỏng vấn với CNBC vào thứ 6. Vụ sáp nhập sẽ đem lại cho Grab "con đường đi tới lợi nhuận" trong ngành dịch vụ gọi xe. Ngoài ra Grab sẽ tập trung phát triển mảng đưa đồ ăn và dịch vụ tài chính.
Tham vọng của công ty là như vậy, nhưng có thể sẽ không êm ả như CEO Tan nghĩ. Ứng dụng Go-Jek của Indonesia vốn chỉ tập trung vào thị trường trong nước nhưng hiện họ đang chuẩn bị phát triển sang những thị trường lân cận. Được chống lưng bởi Tencent, ứng dụng này cũng có các mảng kinh doanh tương tự Grab.
Những công ty Trung Quốc hiện cũng đang ra tay hành động. Alibaba đang đưa dịch vụ Alipay vào Đông Nam Á. Ngày 2/4 vừa qua, công ty này cũng tuyên bố rằng sẽ mua lại dịch vụ chuyển đồ ăn Ele.me, trong hướng đi phát triển trong ngành này.
Với thương vụ sát nhập của 2 ông lớn, người dùng, nhà đầu tư, và các nhà chức trách đang quan sát xem Grab sẽ cạnh tranh hay thỏa thuận với những đối thủ này ra sao.
"Tôi đã tìm những cố vấn tốt nhất để giúp công ty phát triển và hoàn thành những nhiệm vụ đang có", Tan nói về Jack Ma của Alibaba, Masayoshi của Softbank, Cheng Wei ở Didi Chuxing và Dara Khosrowshahi ở Uber. "Tôi chỉ là một người dân Đông Nam Á đang xây dựng công ty sở tại thống trị thị trường này".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Trên tay iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max vừa ra mắt: Màu vàng sa mạc, viền màn hình mỏng kỷ lục, nút chụp ảnh chuyên nghiệp nhưng 1 tính năng quan trọng chưa dùng được ở Việt Nam
iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max không chứng kiến một sự lột xác, nhưng vẫn mang đến nhiều nâng cấp đáng chú ý.
Trên tay Apple AirPods 4 và AirPods Max: Bản thường cũng có ANC, bản Pro thêm tính năng trợ thính, bản Max nâng cấp nhẹ