Độc quyền, lắp đặt khó khăn,... đó là một trong những bất cập mà người dân chung cư gặp phải khi sử dụng dịch vụ Internet.
Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND quy định về việc lắp đặt, quản lý, sử dụng hộp thư tập trung, hệ thống cáp viễn thông, hệ thống phủ sóng trong các tòa nhiều tầng có nhiều chủ sử dụng trên địa bàn thành phố.
Quy định của TP Hà Nội nêu rõ, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đầu tư xây dựng tòa nhà cao tầng. Trong đó, nội dung chính được nhiều người quan tâm là quy định phải có ít nhất 2 doanh nghiệp viễn thông có thể tham gia cung cấp dịch vụ, hoặc cung cấp thêm dịch vụ theo nhu cầu của người sử dụng.
Cũng tương tự như viễn thông, dịch vụ Internet đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà Internet mang lại còn không ít bất cập mà người dùng gặp phải từ phía các nhà cung cấp dịch vụ như lỗi đường truyền, vấn đề giới hạn băng thông trong / ngoài nuớc hay tín hiệu không ổn định.
Đều dùng dịch vụ Internet như những hộ dân thông thường khác, tuy nhiên với các tòa nhà chung cư, người dân còn phải chịu nhiều bất cập mà ít ai ngờ tới. Thậm chí còn có nguời cho rằng: Khi dùng mạng tại khu chung cư, nhà cung cấp là thượng đế và phải chiều lòng họ.
Thực trạng nhà mạng độc quyền
Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet có tiếng tại Việt Nam như FPT, VNPT, Viettel hay SCTV đưa ra rất nhiều gói cước dịch vụ hấp dẫn với mức giá cạnh tranh, chỉ với khoảng hơn 100 nghìn đồng mỗi tháng, người dùng có thể sử dụng gói Internet cáp quang tốc độ cao.
Nhưng sự cạnh tranh đó không mang lại nhiều lợi ích đối với người dân sống tại chung cư. Khi những tòa chung cư mới mọc lên, nhà cung cấp mạng thường đua nhau chiếm suất "độc quyền" để bao trọn lượng người dùng tại đó.
Nếu tính trung bình mỗi tầng của tòa chung cư có 10 phòng, với tòa 20 tầng, nhà mạng đã "nắm" trong tay khoảng gần 200 người dùng sử dụng dịch vụ của mình. Điều đáng nói là dù khách hàng không vừa lòng, phải trả giá cao hơn nhà cung cấp khác và chất lượng không được như mong muốn thì vẫn buộc phải sử dụng, đơn giản vì nhà cung cấp khác không thể triển khai hạ tầng tại đây.
Một người dùng sống tại khu chung cư khu vực Hà Đông cho biết:
"Mình đang dính độc quyền của Hanoi Telecom. Nhiều lúc đêm về 9 giờ trở đi là mất mạng. 3G khu đó thì không ổn định, mà dân làm việc với Internet nhiều như mình, thì mạng nó như máu. Có lần suýt bị phạt vì tối không vào mạng được".
"Được" độc quyền bởi nhà cung cấp lớn vẫn là niềm hạnh phúc, người dân tại chung cư The Useful (Q. Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ:
"Chung cư mình độc quyền bởi nhà cung cấp SPT, nếu là VNPT hay Viettel, FPT thì không nói nhưng bên mình chỉ được chọn mạng này, độ ổn định kém. Khi ý kiến với ban quản lý tòa nhà thì được trả lời rằng không có ai than vãn vấn đề mạng tại đây, gọi lên tổng đài nhà mạng mình lại được hướng dẫn khởi động modem. Nhưng việc khởi động modem không khắc phục được tình trạng bởi vốn dĩ hạ tầng đã không đảm bảo".
Xóa độc quyền nhà mạng
Quy định mới đây vừa được Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 7-6 chính là câu trả lời dành cho tình trạng nhà mạng độc quyền Internet tại các chung cư cao tầng hiện nay.
Còn theo đại diện Phòng bưu chính viễn thông Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, việc ban hành quyết định phải có hai nhà mạng trở lên trong một khu chung cư là nhằm đảm bảo người dân được tự do lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, thúc đẩy cạnh tranh trong thiết lập mạng cũng như cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp trong tòa nhà.
Về thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp viễn thông: Để tránh tình trạng độc quyền cung cấp dịch vụ trong các tòa nhà hiện nay, Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND quy định hệ thống cáp viễn thông phải được thiết kế có đủ dung lượng để ít nhất 2 doanh nghiệp viễn thông có thể tham gia cung cấp dịch vụ, hoặc cung cấp thêm dịch vụ theo nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, hệ thống cáp viễn thông trong các tòa nhà được thiết kế thuận tiện cho việc lắp đặt, đấu nối, bảo trì, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định, di động, Internet, truyền hình cáp và các dịch vụ khác cho người sử dụng trong tòa nhà.
Về thiết kế, lắp đặt hệ thống phủ sóng trong các tòa nhà: Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND quy định việc hệ thống phủ sóng trong các tòa nhà chỉ được đầu tư xây dựng đối với các tòa nhà có từ 10 tầng trở lên và khu vực sóng yếu, không đảm bảo chất lượng dịch vụ theo quy định. Hệ thống phủ sóng trong tòa nhà phải được thiết kế, lắp đặt để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động có thể sử dụng chung cơ sở hạ tầng sẵn có. Hệ thống phủ sóng trong tòa nhà phải có khả năng thay đổi, nâng cấp cấu hình, bảo dưỡng mạng để có thể đáp ứng các công nghệ di động tiên tiến.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"