Hai chủng virus khổng lồ mới được phát hiện có thể thay đổi định nghĩa của chúng ta về virus
Virus là sinh vật sống hay chỉ là thứ gì đó như zombie?
Trong một bài báo trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học cho biết họ vừa phát hiện 2 chủng virus khổng lồ mới ở Brazil. Điều đặc biệt ở các virus này chúng có kích thước và cấu trúc di truyền phức tạp đến nỗi, có thể thay đổi định nghĩa hiện tại của con người về virus.
Hai chủng virus khổng lồ mới được phát hiện có thể thay đổi định nghĩa của chúng ta về virus
Hai chủng virus được gọi là Tupanvirus, theo tên vị thần sấm sét trong thần thoại Brazil – Tupã. Mặc dù chúng không phải là mối đe dọa đối với con người, sự tồn tại của Tupanvirus sẽ thách thức định nghĩa về ranh giới hiện tại về virus của chúng ta.
Tupanvirus hồ nước ngọt và một là Tupanvirus biển sâu, đúng như tên gọi, cả hai đều sống ở những môi trường nước khắc nghiệt. Chúng là một trong những virus lớn nhất từng được phát hiện, và cũng chứa những cơ quan có thể sản sinh nhiều protein nhất từ trước đến nay.
Virus Tupanvirus có dạng hình tua và lớn đến nỗi có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi quang học thông thường. Độ dài của chúng có thể đạt tới 2,3 micromet. Cấu trúc di truyền của Tupanvirus gồm 1,5 triệu cặp cơ sở DNA. Nhờ vậy, số lượng protein chúng mã hóa được có thể lên tới 1.425 loại.
Trên khía cạnh tổng hợp protein, Tupanvirus là “cỗ máy dịch mã [tạo ra protein] lớn nhất trong thế giới các loài virus”, nhà nghiên cứu Bernard La Scola từ trường đại học Aix-Marseille, Pháp, cho biết.
Cấu trúc di truyền cồng kềnh đặt Tupanvirus vào họ virus Mimiviridae, được đặt tên theo tên loài virus khổng lồ Mimivirus, được xác định vào năm 2003. Vào thời điểm đó, Mimivirus là loài virus có đường kính lớp vỏ lớn nhất từng được khám phá. Ngoài ra, nó còn có nhiều thuộc tính đáng chú ý khác.
Trước khi Mimivirus được phát hiện, virus thường được coi là hoàn toàn tách biệt với các sinh vật sống. Bởi không có khả năng tổng hợp protein (một công việc cần thiết để sản sinh ra năng lượng), virus được coi một nửa là sinh vật sống và một nửa là thứ gì đó không sống. Chúng thường được ví như những con zombie.
Một điều hiển nhiên các định nghĩa hiện nay quy định rằng virus không có đời sống tế bào. Tuy nhiên, sự phức tạp về di truyền của Mimivirus - và các virus khổng lồ khác được phát hiện sau này – đã thách thức ranh giới của lý thuyết đó.
Các virus khổng lồ mang gen với đầy đủ chức năng liên quan như sửa chữa sai hỏng trong DNA, nhân bản DNA, sao chép và dịch mã để tổng hợp protein. "Với sự phát hiện ra các siêu virus này, chúng ta đã thấy được rằng những gen này có thể tồn tại trong các bộ gen của virus”, Jônatas Abrahão, một trong những nhà nghiên cứu phát hiện ra Tupanvirus cho biết.
"Đặc điểm này đã thay đổi khái niệm chúng ta sử dụng để phân biệt giữa virus và sinh vật được cấu thành bởi tế bào". Càng có nhiều thông tin về virus khổng lồ, chúng ta càng học được những gì chúng có khả năng thực hiện.
Các chủng Tupanvirus không chỉ chứa một bộ gen hoàn chỉnh, cần thiết cho sản xuất protein - khoảng 30% bộ gen của chúng còn chưa được khoa học trước đây biết đến. Các gen này vô cùng đặc biệt và chưa từng được ghi nhận trong bất kể một loài sinh vật nào, từ vi khuẩn cổ đại đến hiện đại và sinh vật nhân thực.
Hình ảnh phóng đại ở các kích thước khác nhau của Tupanvirus
Tupanvirus và các loại virus khổng lồ nói chung còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn cần khám phá. Nhưng cho đến giờ phút này, chúng ta có một tin tốt là dù chúng có là sinh vật kiểu nào đi chăng nữa, Tupanvirus cũng không gây hại cho con người.
Chúng chỉ lây nhiễm trên trùng amip. Bởi vậy, trừ khi bạn là một con amip, bạn mới phải sợ hãi virus Tupanvirus. Khác với các loại virus khổng lồ được phát hiện trước đây, Tupanvirus lây nhiễm trên nhiều loài amip khác nhau, có lẽ sẽ trở thành nỗi kinh hoàng đối với những kí sinh trùng này.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời