Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 3/9 thông báo đã chọn hai nhà du hành vũ trụ đầu tiên tham gia sứ mệnh tại Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), là Hazza al-Mansouri (34 tuổi), và Sultan al-Neyadi, (37 tuổi).
Sultan Saif Al Neyadi (trái) và Hazza Al Mansouri. (Nguồn: thenational.ae)
Hai nhà dù hành này nằm trong số hơn 4.000 người UAE đăng ký tham gia chương trình đưa nhà du hành vũ trụ lên không gian. Cuộc lựa chọn đã diễn ra rất khắc nghiệt qua sáu vòng.
Với chương trình vũ trụ này, UAE sẽ trở thành một trong số rất ít quốc gia ở Trung Đông có thể đưa người lên không gian.
Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Mohammed bin Rashed al-Maktou viết hai người được lựa chọn sẽ "nâng tham vọng cho các thế hệ tương lai của UAE."
Năm ngoái, ông Mohammed đã cam kết đưa bốn nhà du hành vũ trụ của UAE lên trạm không gian ISS trong vòng năm năm tới. UAE cũng có một chương trình không gian trị giá 20 tỷ dirham (hơn 5 tỷ USD).
UAE mong muốn trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực khai thác không gian vũ trụ. Quốc gia vùng Vịnh giàu dầu lửa này đã thông báo các kế hoạch trở thành nước Arab đầu tiên phóng một tàu vũ trụ không người lái - mang tên "Hope" (Hy vọng), lên quỹ đạo sao Hỏa vào năm 2021.
Về lâu dài, UAE cho biết họ có kế hoạch xây dựng một "thành phố khoa học" để tái tạo cuộc sống trên sao Hỏa và tạo ra một nơi định cư đầu tiên cho con người trên "hành tinh đỏ" vào năm 2117.
Người Arab đầu tiên ra ngoài không gian là Quốc Vương Saudi Arabia bin Salman Al-Saud, người đã bay trên một tàu con thoi của Mỹ năm 1985. Hai năm sau đó, phi công của Không quân Syria Muhammed Faris đã ở trong không gian một tuần liền trên trạm vũ trụ Mir của Liên Xô.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"