Hải quân Mỹ không thể bắn khẩu pháo tuyệt vời này vì đạn của nó có giá 1 triệu USD/1 viên
Đạn của hệ thống pháo tấn công tầm dài mặt đất (Long Range Land-Attack Projectile - LRLAP) trên tàu USS Zumwalt có giá lên đến 1 triệu USD/1 viên.
Chỉ sau vài tuần kể từ khi Hải quân Mỹ đặt mua chiếc tàu chiến hiện đại nhất, USS Zumwalt (DDG-1000), họ đã cho biết sẽ không mua thêm đạn cho hệ thống pháo tấn công tầm dài mặt đất (Long Range Land-Attack Projectile - LRLAP) vì giá của nó quá đắt.
Đạn LRLAP.
Được biết, viên đạn cỡ 155mm cho hệ thống pháo trên là "đạn tầm xa chính xác nhất trong lịch sử hải quân Mỹ", theo thông tin của Lockheed Martin, với tầm bắn lên đến 190km và sai số dưới 50m. Nó cũng là đạn có chi phí đắt đỏ nhất, lên đến 800.000 USD đến 1 triệu USD, và hải quân sẽ phải bỏ ra 2 tỉ USD nếu họ dự định trang bị 2000 viên đạn cho chiếc tàu chiến.
Trước đó, hải quân Mỹ đã không dự trù được mức phí cao "cắt cổ" này khi họ bắt đầu sản xuất tàu chiến hạng Zumwalt. Theo kế hoạch, sẽ có 32 tàu được lắp ráp, tuy nhiên do thiếu hụt nguồn kinh phí nên số lượng tàu đã giảm xuống chỉ còn 3 chiếc. Chính vì lượng tàu giảm dẫn đến giá thành đạn dược tăng do không sản xuất theo số lượng nhiều như dự kiến.
USS Zumwalt (DDG-1000).
"Chúng tôi dự định mua hàng ngàn viên đạn nhưng số lượng tàu suy giảm đã khiến giá thành của đạn không còn phải chăng nữa", đại diện hải quân Mỹ cho biết. Hiện họ đang tìm kiếm một loại đạn mới để thay thế, tuy nhiên có thể việc tìm kiếm sẽ không hoàn thành khi tàu chiến hạng Zumwalt hoàn thành việc chạy thử trên biển vào năm 2018. Việc thay thế sẽ rất khó khăn vì những chiếc pháo trên tàu được thiết kế riêng cho đạn LRLAP.
Tuy vậy, đạn dược không phải là thứ duy nhất khiến hải quân Mỹ "đau đầu". Những chiếc tàu chiến hạng Zumwalt này đã tiên tốn hết 4 tỉ USD chi phí lắp ráp cho mỗi chiếc.
Tham khảo MSN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"