Hang động 30 triệu năm tuổi có một khung cảnh kì ảo tuyệt vời nhờ loài giun phát sáng

    Dink,  

    Loài giun này chỉ có tại New Zealand và một phần nước Úc.

    Sâu phía bên trong lòng đất tại đảo phía Bắc đất nước New Zealand, tồn tại một hang đá vôi 30 triệu năm tuổi phát ra những ảnh sáng kì ảo màu xanh.

    Những hình ảnh này không khỏi khiến bạn ngỡ mình đang bước vào một hang động gì đó của loài tiên kì bì và đầy phép thuật, nhưng không phải đâu, những hang này hoàn toàn có thật.

    Người đã chụp những tấm hình tuyệt diệu đó là nhiếp ảnh gia Joseph Michael. Người thợ ảnh thành phố Auckland, New Zealand này đã bỏ ra hàng giờ liền để có được những tấm ảnh khó tin kia.

    Đây là ánh sáng phát ra từ loài giun sáng, ấu trùng của loài ruồi nấm, gần giống với loài muỗi mà ta thường thấy.

    Loài giun phát sáng này chỉ có thể được tìm thấy tại New Zealand và phía Đông nước Úc. Nhưng chỉ tại New Zealand này, loài giun ấy mới có kích thước lớn và tập trung thành đàn lớn như thế này.

    “Arachnocampa”, nửa đầu của trong tên khoa học của chúng, có nghĩa là “giun nhện – spider worm”. Tên đó được đặt cho chúng do tập tính sử dụng dây tơ để bắt mồi như loài nhện vậy.

    Trần hang là nơi tuyệt vời cho ấu trùng loài ruồi này trú ngụ. Mỗi một nhóm ấu trùng gồm cả trăm con tụ tập lại với nhau, chính việc chúng đã phát sáng tạo ra một hình ảnh ảo diệu trong hang triệu năm tuổi này.

    Và tất nhiên, chúng không phát sáng đẻ “cho vui” hay cố gắng làm cho hang đỡ tối đâu, những ánh sáng ấy thu hút các loài côn trùng khác, việc kiếm ăn của loài giun này khấm khá hơn nhờ thế.

    Nhiều loài vật khác cũng có khả năng phát sáng này, với công dụng thường thấy là đuổi kẻ thù đi, làm công cụ săn bắt mồi hay lôi kéo bạn tình. Những sinh vật phát sáng được tìm thấy nhiều nhất trong lòng biển sâu, nơi nguồn sáng duy nhất chính là bản thân những loài vật ấy.

    Nếu như ánh sáng lọt vào trong hang, loài giun phát sáng này sẽ gần như trở nên “tàng hình” trước mắt con người.

    Đa số chúng hoạt động về đêm, nhiều nhà quan sát mô tả lại rằng việc ngắm chúng trên trần hang cũng như ngắm một bầu trời đêm đầy sao vậy.

    Mỗi khi cảm thấy bị đe dọa, những con giun này có thể tắt ánh sáng của mình đi. Khi bị ảnh hưởng bởi ánh đuốc, bởi khói hay bởi mùi thuốc chống côn trùng, chúng sẽ hòa mình vào bóng tối được tối đa là 15 phút một lần. Bản năng phát sáng vẫn còn khi chúng còn sống, có lẽ muốn tắt đèn cùng khó.

    Loài giun phát sáng này sống đủ lâu để có thể kiếm được bạn tình và đẻ trứng.

    Trứng nở ra thành ấu trùng và rồi ấu trùng lớn dần thành ruồi trưởng thành. Giun phát sáng gần như sống cả đời dưới dạng ấu trùng, với khoảng thời gian 6 tới 12 tháng, phụ thuộc vào việc thức ăn có sẵn có hay không. Nhộng tồn tại trong khoảng 2 tuần, ruồi trưởng thành chỉ sống được khoảng 3 ngày và trứng của chúng đẻ ra thường nở sau khoảng 3 tuần.

    Trừ phần đầu cứng, toàn bộ phần cơ thể còn lại của loài ấu trùng này rất mềm. Khi phát triển đủ lớn, chúng sẽ lột vỏ và bắt đầu bước tiếp theo của chu trình sống.

    Tới cuối giai đoạn ấu trùng, loài côn trùng này biến thành nhộng và treo mình trên trần hang khoảng 1 tới 2 tuần, liên tục phát ra ánh sáng. Nhộng đực phát sáng yếu hơn nhộng cái.

    Những con giun sáng trưởng thành này bay không được tốt cho lắm. Chúng thường tụ tập lại thành số lượng lớn để xây dựng một tổ cho mình.

    Con cái chỉ đẻ khoảng 130 trứng và chết rất sớm sau khi sinh nở. Ba tuần sau, trứng sẽ nở và vòng đời của loài vật này lại tiếp tục.

    Tham khảo BusinessInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ