Hãng xe điện non trẻ có thể ‘hất cẳng’ ô tô Nhật Bản khỏi ĐNÁ, lật đổ vị thế ngôi vương chỉ sau vài năm
Nhật Bản từng là nước có thị phần xuất khẩu xe điện lớn nhất thế giới vào năm 2018 với 24,5% nhưng hiện đã giảm xuống chỉ còn 9,3%.
- Bán hàng đỉnh cao như Elon Musk: Tung mẫu xe mới, không nêu kích thước, chưa chốt giá vẫn hút 1,9 triệu người đặt cọc, chờ 4 năm chưa được nhận xe
- Chính quyền Tổng thống Biden hỗ trợ 12 tỷ USD cho xe điện - VinFast chọn thời điểm xây nhà máy sản xuất tại Mỹ 'chuẩn không cần chỉnh'
- Bí ẩn kho báu ‘vàng trắng’ tại miệng núi lửa Nevada: Tàn dư sau 16 triệu năm, là ‘vũ khí’ giúp nước Mỹ chi phối tương lai ngành xe điện
- Elon Musk muốn thế giới chuyển sang xe điện nhưng phải hợp lực với đối thủ Trung Quốc này mới làm nên chuyện
- Sự thật trần trụi của thị trường xe điện nhìn từ Trung Quốc: Nếu không phải công ty vĩ đại nhất thì nắm chắc thất bại
Tờ Nikkei Asian Review cho hay ngành xe điện Trung Quốc đang bùng nổ cực kỳ mạnh mẽ khi thị phần xuất khẩu ô tô điện của nước này trên toàn cầu đã tăng 8 lần trong 5 năm qua.
Tập đoàn xe điện lớn nhất của Trung Quốc là BYD dù gia nhập cuộc chơi sau Tesla nhưng lại nhanh chóng thống trị thị trường nội địa và đang bành trướng mãnh liệt ra quốc tế, đặc biệt là Đông Nam Á.
Theo Nikkei, sự bão hòa của thị trường nội địa sẽ thúc đẩy các hãng xe Trung Quốc như BYD chuyển tầm nhìn sang những khu vực láng giềng như Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung chặn đà Đông tiến, còn thị trường Châu Âu cũng dựng lên nhiều rào cản.
Chính vì điều này mà các thương hiệu xe hơi Nhật Bản, vốn thống trị thị trường Đông Nam Á trong nhiều năm sẽ phải đối mặt với làn sóng cạnh tranh mới và phải cố tìm đường sống trước làn sóng ô tô điện hiện nay.
Báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy Trung Quốc chỉ chiếm 4,2% thị phần xuất khẩu xe điện của thế giới năm 2018 nhưng đến năm 2022, con số này đã tăng lên 35%.
Trái lại, Nhật Bản từng là nước có thị phần xuất khẩu xe điện lớn nhất thế giới vào năm 2018 với 24,5% nhưng hiện đã giảm xuống chỉ còn 9,3%. Các thị trường khác như Mỹ hay Châu Âu cũng suy giảm trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Kẻ thống trị mới
Tờ Nikkei cho hay trong năm 2022, khoảng 40% số xe hơi dùng nhiên liệu mới, bao gồm xe điện, được sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu sang Châu Âu thuộc về những thương hiệu nội địa như BYD.
Hiện nhiều hãng xe Trung Quốc đang ngắm đến Châu Âu như mỏ vàng mới sau khi thị trường trong nước bão hòa, còn Mỹ thì khó tiếp cận do căng thẳng thương mại.
Tuy nhiên việc Châu Âu quen thuộc nhiều thương hiệu xe hơi truyền thống khiến các hãng xe Trung Quốc rất khó để phá vỡ thế cân bằng. Sự nhận diện thương hiệu của các hãng xe như BYD, NIO tại đây yếu hơn rất nhiều so với các hãng xe truyền thống như Mercedes hay Volkswagen.
Bởi vậy, Đông Nam Á có lẽ sẽ là mục tiêu “dễ thở” hơn trong chiến lược bành trướng ra thị trường quốc tế.
Tờ Nikkei nhận định xuất khẩu ô tô của Trung Quốc dự kiến sẽ còn tăng mạnh khi nhu cầu nội địa ảm đạm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã giảm 0,3% trong tháng 7/2023 so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm lần đầu tiên trong 2 năm qua khi nhu cầu tiêu dùng đi xuống.
Bất chấp điều đó, chính quyền Bắc Kinh vẫn nhiệt tình hỗ trợ ngành xe điện nhằm duy trì các lợi thế về công nghệ cũng như sản xuất.
Theo Nikkei, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ dư thừa sản lượng xe điện tương tự như ngành thép trước đây và khiến giá sản phẩm này đi xuống trên nhiều thị trường quốc tế.
Nếu làn sóng xe điện của Trung Quốc tràn sang Đông Nam Á thì các thương hiệu ô tô Nhật Bản sẽ gặp phải sự cạnh tranh cực kỳ lớn.
Các chuyên gia của S&P Global nhận định thị phần ô tô Nhật Bản trên toàn cầu có thể giảm từ 20% năm 2020 xuống chỉ còn chưa đến 26% năm 2030.
Nguyên nhân chính là sự chậm chân trong mảng xe điện cũng như chưa xây dựng được lợi thế cạnh tranh ở mảng xuất khẩu ô tô điện ra quốc tế.
“Ngành ô tô Nhật Bản từng được cứu bởi thị trường quốc tế khi nhu cầu trong nước suy giảm, thế nhưng chúng ra cũng phải tính đến rủi ro rằng sản lượng sản xuất xe hơi của nước này có thể cũng phải đi xuống trong tương lai”, chuyên gia Masatoshi Nishimoto của S&P Global chi nhánh Nhật Bản thừa nhận.
Không từ bỏ
Quay trở lại với thị trường Châu Âu, tờ Nikkei cho hay dù gặp nhiều rào cản nhưng các hãng xe Trung Quốc vẫn không từ bỏ hy vọng.
Mới đây hãng Dongfeng Motor đã tăng cường xuất khẩu dòng thương hiệu xe điện Voyah EV của mình sang thị trường này.
Vào tháng 2/2023, Dongfeng xuất khẩu dòng xe điện Free sang Israel, đến cuối tháng 6 là thị trường Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan. Tiếp đó các thị trường Thụy Sĩ và Iceland cũng nằm trong tầm ngắm.
Hiện Dongfeng đang tập trung nguồn lực để tiếp cận thị trường Na Uy với khoảng 10 cửa hàng hiện diện tại quốc gia này.
Châu Âu là một thị trường từng nổi tiếng với việc xuất khẩu xe hơi truyền thống với vô số các hãng ô tô nổi tiếng, thế nhưng giờ đây lại đang trở thành khu vực nhập khẩu ròng xe điện.
Tuy nhiên kẻ thống trị thị trường xe điện nơi đây lại là Tesla chứ không phải các hãng xe Trung Quốc.
Dẫu vậy số liệu của Hiệp hội thị trường xe hơi Trung Quốc (PCMIA) cho thấy lượng xe điện của nước này xuất khẩu sang Châu Âu đạt 350.000 chiếc trong nửa đầu năm nay, chiếm 25% tổng số.
Rõ ràng, Trung Quốc muốn chia miếng bánh béo bở này từ tay Tesla.
*Nguồn: Nikkei Asian Review
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?