Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield

    THÚY HẰNG SPIDERUM, Theo Helino 

    Họa sĩ Jim Davis đã mở một cuộc triển lãm dành riêng cho chú mèo Garfield của mình ở Hồng Kông. Cuộc triển lãm là sự tái hiện lại hành trình từ một chú mèo gắt gỏng trở thành một hiện tượng toàn cầu.

    Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào chú mèo vàng Garfield chỉ béo tốt thích ăn mì lasagne và hay đẩy chú chó ngốc nghếch Odie ra khỏi bàn, mà giờ đây đã 40 tuổi. Tác giả vẽ tranh biếm họa người Mỹ, Jim Davis, đã mở một triển lãm để đánh dấu sinh nhật lần thứ 73 của mình và kỉ niệm 40 năm ra đời chú mèo Garfield. Triển lãm mang tên "Hào quang 40: Tour diễn nghệ thuật châu Á của Garfield" tại Elements, Tsim Sha Tsui.

    Garfield được phác thảo nên vào ngày 19 tháng 6 năm 1978. Khi vừa xuất hiện, chú mèo này đã có mặt trên 41 tờ báo ở Bắc Mỹ. Tính đến nay, đã có 2.200 tờ báo ở 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng tải hình ảnh Garfield. Chú mèo còn xuất hiện trên hàng triệu mặt hàng từ bút chì, hộp ăn trưa đến cốc cà phê,... Sự nổi tiếng của Garfield đã mang về cho Jim Davis khoảng 750 triệu đô la Mỹ đến 1 tỷ đô la một năm (từ hơn 17 nghìn tỉ đồng đến 23 nghìn tỉ đồng).

    Davis xuất hiện với bộ vest chỉnh tề và gây ấn tượng bởi sự thân thiện, dễ gần. Ông không xa lạ gì với Hồng Kông vì đã tới đây sáu lần kể từ năm 1984. Cũng đã rất lâu rồi kể từ thời thơ ấu của ông trong một trang trại ở nông thôn Fairmount, Indiana với 25 chú mèo.

    Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield - Ảnh 1.

    Davis trong studio của mình cùng với chú mèo Garfield vào năm 1978

    "Cuộc sống bên ngoài với các loài động vật, thực vật và trồng trọt rất tuyệt. Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ và cười rất nhiều. Mọi thứ thật sự hạnh phúc". Davis mơ ước được làm nông dân, dù từ nhỏ ông đã mắc bệnh hen suyễn và thường bị bắt ở trong nhà. Kết quả là, với bút chì và giấy, Davis được khuyến khích tự giải trí bằng cách vẽ. Những bức vẽ nguệch ngoạc ban đầu của ông thường rất tệ và ông luôn phải chú thích đó là "con bò", "con chó".

    "Tôi đã từng thấy rất nản nhưng nhà làm phim hoạt hình Looney Tunes huyền thoại Chuck Jones đã nói rằng mỗi nghệ sĩ đều có 100.000 bản vẽ xấu. Một khi bạn vẽ được hơn 100.000 bức, mọi bản vẽ sẽ trở nên tốt hơn. Nếu bạn thích vẽ, bạn sẽ vẽ nhiều hơn. Bạn càng vẽ nhiều, bạn càng nhận được nhiều tiền hơn", Davis chia sẻ.

    Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield - Ảnh 2.

    Một đoạn trong truyện năm 1978.

    Dần dần, khả năng vẽ của Davis ngày càng tiến bộ và trở thành một người vẽ tranh biếm họa là ước mơ của ông. Tuy vậy, các trang báo hài quốc gia lại rất nghiêm ngặt trong quá trình kiểm duyệt nội dung. Hơn thế, có rất nhiều nhân vật xuất chúng mà ông nghĩ rằng không thể đánh bại như Beetle Bailey, Blondie và Peanuts. Điều này khiến ông nhiều lần mất đi hy vọng. Không nản chí, sau khi học nghệ thuật và kinh doanh tại Đại học Ball State vào giữa những năm 1960, ông trở thành nghệ sĩ thương mại cho một công ty quảng cáo.

    Năm 1968, Davis lấy hết can đảm gọi cho Tom Ryan - người chuyên vẽ tranh biếm họa cho Tumbleweeds. "Tôi đã nói với anh ấy rằng tôi luôn muốn  trở thành một người vẽ tranh biếm hoạ. Anh ấy nhìn thấy các bức vẽ của tôi và hỏi tôi ngay tại đó xem tôi có muốn làm trợ lý của anh ấy không", Davis nhớ lại. "Tôi nói... chắc chắn rồi!"

    Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield - Ảnh 3.

    Cuốn sách đầu tiên của Davis mang tên Garfield at large phát hành năm 1980.

    Một vài tuần sau đó, dưới sự hướng dẫn của Tom Ryan, Davis bắt đầu học nghề và luôn cố gắng hoàn thành bản vẽ của mình. "Tom là một người đàn ông cao to, kiệm lời và tốt bụng. Anh ấy làm việc rất chăm chỉ cho Tumbleweeds. Tôi học được rất nhiều từ Tom, trong từng sự tỉ mỉ để tạo ra truyện tranh mỗi ngày".

    Davis đã làm việc với Tom Ryan trong 9 năm. Khoảng thời gian đó, ông đã gửi ý tưởng tới dịch vụ cung cấp truyện tranh United Feature Syndicate. Bức vẽ về côn trùng của ông mang tên Gnorm Gnat được xuất bản trên tờ The Pendleton Times - một tờ báo hàng tuần ở Indiana, từ 1972 đến 1977.

    Tuy nhiên, biên tập viên tại United Feature đã gửi liên tiếp những lá thư từ chối tranh biếm họa của Davis trong 5 năm và nhận xét bài của ông rằng: "Phong cách nghệ thuật và văn phong của anh khá tốt, nhưng những con côn trùng kia không phù hợp. Chả có ai liên quan đến côn trùng cả!".

    Đó là một khoảnh khắc bất Garfield hiện ra trong đầu Davis.

    Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield - Ảnh 4.

    Chú mèo ban đầu xuất hiện với những đường sọc lớn và đôi mắt nhỏ. Qua nhiều năm, cơ thể nó nhỏ hơn còn đôi chân sau thì to hơn, đôi mắt biểu cảm tạo nên một sự hài hước khi nhìn vào.

    Chú mèo ban đầu xuất hiện với những đường sọc lớn và đôi mắt nhỏ. Qua nhiều năm, cơ thể nó nhỏ hơn còn đôi chân sau thì to hơn, đôi mắt biểu cảm tạo nên một sự hài hước khi nhìn vào. Davis quyết định rằng sự hài hước là yếu tố khiến Garfield nổi tiếng toàn cầu.

    Khi bạn cười với Garfield, bạn thấy mình thông qua hành động của nó. Qua thời gian, bạn cảm thấy thân thiết hơn và dành nhiều tình cảm hơn cho nhân vật này.

    "Bạn đọc truyện tranh vào khoảng thời gian rảnh rỗi. Tôi trân trọng điều đó và luôn giữ Garfield thật đơn giản, ít nói. Tôi không nghĩ rằng mọi người sẽ dành quá nhiều thời gian cho nó, nên tôi cố gắng để nó nói nhiều nhất là 25 từ".

    Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield - Ảnh 5.

    Garfield được đặt tên theo ông nội của Davis, James A. Garfield Davis và có tính cách của ông.

    Garfield được đặt theo tên ông nội của Davis (James A. Garfield Davis) và hoàn toàn mang tính cách của ông. Ông nội Davis hay gắt gỏng nhưng rất nhân từ. "Ông tôi cao to, rất nghiêm khắc, nhưng bạn sẽ nhìn thấy trong mắt ông lúc nào cũng hiền từ cả".

    Garfield sẽ khiến người đọc cảm thấy yêu bản thân hơn. "Nhiều khi chúng ta cảm thấy tội lỗi vì ăn quá nhiều và ngủ quên. Thế mà Garfield lại làm điều đó, hạnh phúc với điều đó và khiến người khác thấy ít áy náy hơn’’.

    Mặc dù gặt hái được sự nổi tiếng toàn cầu, Garfield không phải là một thành công chớp nhoáng. Davis đã hy vọng bộ truyện tranh sẽ chạy trong ít nhất ba năm, nhưng tờ báo Chicago Sun-Times đã bỏ nó sau một vài tuần.

    Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield - Ảnh 6.

    Cuốn sách đầu tiên, Garfield at Large được xuất bản ở Hoa Kỳ vào năm 1980 đứng đầu danh sách bán chạy nhất của tờ New York Times trong hai năm.

    Ba tuần sau, tờ báo nhận về hàng tá lời phàn nàn từ độc giả, và Garfield đã trở lại. Cuốn sách đầu tiên mang tên Garfield at Large, bộ sưu tập các truyện tranh từ năm 1978 và 1979 được xuất bản ở Hoa Kỳ vào năm 1980. Cuốn sách có kích thước và hình dáng độc đáo - ngắn và rộng, giống như nhân vật chính.

    Garfield at Large đứng đầu danh sách bán chạy nhất của tờ New York Times trong 2 năm. Đến năm 1988, bảy cuốn sách của Garfield nằm trong danh sách này cùng một lúc (dẫn đến khiếu nại từ các nhà xuất bản khác và nhiều người đọc truyện tranh hơn).

    Được đề cao là một hướng kinh doanh thông minh, Davis thành lập công ty Paws, Inc vào năm 1981. "Sáu tháng đầu, một công ty mèo Kitty muốn sử dụng Garfield trên bao bì và trả giá 50.000 đô-la (khoảng 1 tỉ đồng). Trước đó, tôi chưa bao giờ kiếm được hơn 10.000 đô la Mỹ (khoảng 230 triệu đồng) trong một năm".

    Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield - Ảnh 7.

    Với Davis, ông yêu thích công việc cống hiến lại sách thế hệ sau và ông cũng thích nhìn những trang sách đã nhàu vì đọc nhiều.

    "Tôi thức trắng hai đêm liền và từ chối lời mời đó. Chúng tôi phải đợi cho đến khi mọi người quen biết chú mèo này để chúng tôi nhận được nhiều bài hơn. Sau đó, nó có thể được biết đến như một chú mèo truyện tranh".

    Thế hệ này nối tiếp thế hệ sau truyền tay nhau sách về Garfield. Với Davis, ông yêu thích công việc cống hiến lại sách cho những người trẻ và ông cũng thích nhìn những trang sách đã nhàu vì đọc nhiều.

    Khả năng đọc viết là một niềm đam mê của Davis. Hội hoạt hình quốc gia đã tiến hành một cuộc thăm dò cho các biên tập viên báo chí để tìm hiểu những độc giả thích truyện tranh. Khảo sát cho thấy rằng hai phần ba số người học chữ đều đọc qua truyện tranh. Trong số đó, một nửa đã đọc cùng cha mẹ, nửa còn lại nhìn vào những bức ảnh cho đến khi họ tìm ra từ.

    Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield - Ảnh 8.

    Davis cố gắng sử dụng không quá 25 từ trên ba khung hình trong truyện để kích thích niềm đam mê đọc của trẻ em.

    Đây là một trong những lý do tại sao Davis cố gắng sử dụng không quá 25 từ trong ba khung hình trong truyện. Khi Garfield xuất hiện, ông nhận được thư từ cha mẹ và giáo viên nói rằng trẻ em đã học được cách đọc từ truyện tranh. "Tôi biết nhiều lãnh đạo lớn, những người đoạt giải Nobel chia sẻ rằng con trai hay con gái họ đã học đọc chữ qua truyện tranh mà chúng không thể đọc được ở trường", ông nói.

    "Ở Hồng Kông và Trung Quốc, tôi hiểu rằng việc đọc truyện tranh không thực sự được khuyến khích bởi các bậc phụ huynh. Họ thích để những đứa trẻ bắt đầu với một cái gì đó quan trọng hơn như đọc các đoạn văn cổ điển. Song dù thế nào, chúng phải được học cách đọc. Khi chúng bắt đầu trở nên yêu thích việc đọc, chúng sẽ mặc nhiện bị cuốn hút vào các tác phẩm văn học cổ điển, vào những thứ cần suy luận sâu hơn. Nhưng điều quan trọng phải bắt đầu đọc được đã".

    Cùng với bức tượng Garfield đang đá một chiếc ghế bành cao 5 mét và những tác phẩm điêu khắc nhỏ khác, triển lãm Elements bao với hơn 40 bức tượng tác phẩm theo chủ đề Garfield của các nghệ sĩ đến từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Khi Davis thực hiện những mẩu truyện tranh, một đội ngũ đằng sau đã giúp ông vẽ truyện tranh, trả lời thư của người hâm mộ và làm các công việc giấy tờ.

    Hành trình trở thành biểu tượng văn hóa bất diệt của chú mèo béo Garfield - Ảnh 9.

    Davis và bức tượng chú mèo cao 5 mét.

    "Tôi không vẽ truyện tranh hàng ngày. Tôi hiếm khi hài hước lắm. Tôi có thể ngồi xuống và nói rất nhanh khi không có gì xảy ra. Có những ngày, tôi thức dậy rất sảng khoái và vào những ngày nào tôi thấy thật buồn cười, tôi sẽ hủy hết mọi thứ tôi đã lên kế hoạch, kể cả chơi golf. Mặc dù tôi là một người ham mê golf mãnh liệt", Davis nói.

    "Các nhân viên của tôi hiểu được vào những ngày đặc biệt ấy, tôi thường ở một mình trong văn phòng và thiền. Tôi để Garfield lên một cái cây nhìn ra cửa sổ và tôi ngồi xuống, tưởng tượng Garfield trong đầu, theo dõi nó như một cái ti vi".

    "Tôi cảm nhận được nó sẽ nói gì, làm gì và đi về đâu. Tôi cũng thấy được các nhân vật khác sẽ nói gì tiếp theo. Khi chúng làm điều gì đó vui nhộn, tôi sao lưu ba khung hình và vẽ nó lại. Nếu Garfield làm tôi buồn cười, tôi tin rằng nó cũng sẽ làm cho người khác cười".

    Nguồn: South China Morning Post

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ