Hậu quả khôn lường khi bán tài khoản Zalo, Tiktok, Twitter... với giá lên đến 800.000 đồng
Vì lợi nhuận nhỏ trước mắt, không ít người đã bán thông tin của mình trên ‘chợ đen’ với mức giá rẻ mạt. Tuy nhiên, họ không biết rắc rối thực sự vẫn đang chờ phía sau.
- Binance tư lợi hàng tỷ USD, bí mật chuyển tiền của khách hàng tới công ty do CEO Changpeng Zhao kiểm soát
- Lần đầu tiên trong lịch sử, truyền phát thành công điện Mặt Trời từ ngoài không gian về Trái Đất
- Loạt SSD di động giá chỉ từ 990K dành cho những ai lỡ mua máy tính dung lượng thấp
- Bán... kính: Cách Tim Cook 'đánh cắp' giấc mơ tỷ USD của Mark Zuckerberg, tham vọng giúp Apple thoát mác 'chỉ sống dựa vào iPhone'
- Các nhà khoa học đã tìm ra cách tạo ra điện từ không khí
Thời gian qua, việc mua bán thông tin cá nhân và tài khoản KYC trở nên rất phổ biến, tới mức nhiều ‘chợ đen’ đua nhau mọc lên để phục vụ hoạt động này.
KYC hay “Know Your Customer” là thuật ngữ xuất phát từ ngành tài chính, ngân hàng. Hiện tại, KYC dùng để chỉ việc xác minh danh tính người dùng trên nhiều nền tảng số khác nhau, tiêu biểu phải kể đến các mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử.
KYC giúp đảm bảo khách hàng đăng ký đều là người thật. Để hoàn thành bước này, người dùng cần cung cấp các thông tin như tên tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại, ảnh chụp 2 mặt CMND,...
Đây đều là những dữ liệu có sẵn, thuộc sở hữu của mỗi cá nhân. Do đó, nhiều người có thể chọn cách bán chúng cho những đơn vị chuyên thu mua nhằm đổi lấy tiền mặt.
Vì sao xuất hiện những người muốn thu mua thông tin cá nhân và tài khoản KYC?
Theo chia sẻ của một số thương nhân trên các hội nhóm thu mua tài khoản KYC, việc thu thập thông tin cá nhân gắn liền với hoạt động MMO (hay Make Money Online). Cụ thể, những người này sẽ gặt hái được lợi nhuận lớn nếu sở hữu nhiều tài khoản khách hàng đã KYC thuộc các mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử.
Chẳng hạn, Twitter của Elon Musk yêu cầu khách hàng Việt Nam cung cấp số điện thoại để KYC. Sau khi KYC thành công, khách hàng mới được phép theo dõi, tương tác, bình luận vào bài đăng của người khác.
Nhờ nắm trong tay lượng khổng lồ tài khoản Twitter đã KYC, các thương nhân có thể kiếm lời từ " dịch vụ" tăng lượng theo dõi ảo, thực hiện bình luận ảo. Thậm chí, họ còn đủ khả năng tạo xu hướng từ khóa tìm kiếm bằng cách điều khiển các tài khoản sử dụng chung “hashtag” và cùng đề cập tới một chủ đề nhất định.
Với sàn thương mại điện tử, những cá nhân nắm giữ nhiều tài khoản cung cấp ''dịch vụ'' tăng lượng theo dõi ảo và lượt đánh giá sản phẩm cho các cửa hàng. Lúc này, dù mất thêm một số khoản phí, chủ gian hàng lại hưởng lợi do có thêm lượt truy cập cũng như sản phẩm được đánh giá ở mức tốt.
Ngoài ra, những người sở hữu nhiều tài khoản đã KYC còn kiếm được tiền từ hình thức tiếp thị liên kết (hay “affiliate marketing”). Ví dụ với nền tảng Tiktok Shop, chỉ cần đăng tải các video đính kèm đường dẫn tới gian hàng có sẵn, chủ tài khoản sẽ được thưởng tiền với mỗi đơn hàng phát sinh khi khách nhấn vào đường dẫn của mình. Có càng nhiều tài khoản Tiktok Shop đã KYC, người dùng càng tăng thêm cơ hội kiếm lời nhờ chương trình tiếp thị liên kết.
Nguy cơ nào chờ đợi những người chấp nhận bán tài khoản KYC của mình?
Hiện tại, thương nhân trên các ‘chợ đen’ thu mua mỗi tài khoản đã KYC với giá dao động từ 50.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Phần lớn đến từ các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử phổ biến như Twitter, Telegram, Zalo, Shopee,...
Sau khi cung cấp thông tin KYC cần thiết cho các thương nhân, người dùng ngay lập tức nhận về tiền mặt. Do đó, không ít người coi đây là cách kiếm tiền miễn phí và ít rủi ro.
Mặc dù vậy, các chuyên gia đánh giá việc tình nguyện bán thông tin cá nhân không chỉ ảnh hưởng tới bản thân người giao dịch, mà còn tác động xấu tới cộng đồng.
Đầu tiên, với hành động bán đi tài khoản KYC, khách hàng đã tự tước quyền tham gia nền tảng số của mình trong tương lai. Nhiều ứng dụng yêu cầu người dùng xác minh danh tính bằng giấy tờ tùy thân như CMND, vì vậy, khi đã bán thông tin này cho thương nhân, khách buộc phải mượn CMND từ người khác nếu muốn quay lại sử dụng ứng dụng.
Hơn thế, theo Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, ở mức độ thấp nhất, khách hàng sẽ bị quấy rối bằng các cuộc gọi và tin nhắn quảng cáo. Đáng nói, những cuộc điện thoại này xuất hiện suốt ngày đêm và nạn nhân không có cách nào để ngăn chặn.
Ở trường hợp nghiêm trọng hơn, đối tượng xấu có thể sử dụng thông tin cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
“Kẻ xấu nắm được nhiều thông tin quan trọng của khách hàng, qua đó tạo sự tin tưởng hoặc sợ hãi khiến họ tự chuyển giao tài sản. Lúc này, khách hàng chính thức trở thành nạn nhân của việc để lộ thông tin cá nhân”, luật sư Cường nói.
Trên thực tế, giữa tháng 3 vừa qua, Bộ Công an phải đưa thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mới. Cụ thể, kẻ gian sau khi có được tên tuổi, số điện thoại nạn nhân, đã giả làm giáo viên, nhân viên y tế, gọi điện cho phụ huynh báo con nằm viện cần chuyển tiền gấp. Nhiều bậc phụ huynh vì lo lắng nên ngay lập tức chuyển khoản cho kẻ xấu.
Cũng theo luật sư Đặng Văn Cường, trong thời buổi công nghệ số, thông tin cá nhân được xem như một loại tài sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có ý thức tự bảo vệ thông tin cá nhân, dễ dàng cung cấp, trao đổi chúng trong trường hợp không cần thiết.
Đặc biệt, họ không đạt được thỏa thuận, hợp đồng cụ thể về việc sử dụng thông tin. Từ đó, các tổ chức có thể lợi dụng kẽ hở nhằm mua qua bán lại, thu thập, chia sẻ trái phép dữ liệu người dùng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android