Ngày 5/11/2007, làng công nghệ thế giới chứng kiến sự ra đời của Android, mà sau này trở thành hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới.
8 năm trước, ngày 5/11/2007, Liên minh các thiết bị mã nguồn mở (Open Handset Alliance), bao gồm Sony, Samsung, Google, HTC, Sprint, T-Mobile, Qualcomm và Texas Instruments, chính thức công bố nền tảng Android. Được ra đời và cung cấp dưới dạng mã nguồn mở, nhiệm vụ chính của Android vào thời điểm ấy là "lật đổ" thị phần của Windows Mobile, BlackBerry RIM và Symbian - 3 hệ điều hành di động cực kỳ phổ biến trước thời điểm 2010.
Và liên minh này đã làm được điều đó. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt, Android đã "giết chết" Palm (sau này bị HP mua lại), BlackBerry cũng chịu áp lực đến nỗi vừa đây phải trình làng chiếc smartphone chạy Android để "cứu vãn" tình hình. Còn Microsoft cũng phải nhanh chóng thay đổi Windows Mobile thành Windows Phone, rồi mới nhất là Windows 10 để đối phó với sự thống trị của Android.
Sau 8 năm tồn tại, Android vẫn đang từng ngày phát triển, nâng cấp và mở rộng số lượng thiết bị. Từ Astro Boy, Bender... đến Ice Cream Sandwich, Jelly Bean đến Lollipop và Marshmallow, Android từ một hệ điều hành di động thô sơ, đơn giản trở thành hệ điều hành được đánh giá là "hoàn hảo ở mọi khía cạnh".
Từ những chiếc smartphone cao cấp, sau 8 năm, đã có hơn 1 tỷ thiết bị di động trên thế giới chạy Android trên mọi phân khúc, kể cả những chiếc điện thoại "siêu sang" cũng chạy Android. Không chỉ dừng lại ở smartphone, "chú robot xanh" còn xuất hiện trên những thiết bị công nghệ khác như tablet, smartwatch, set-top-box, smart TV, hệ thống giải trí trên xe hơi và cả những thiết bị điện gia dụng khác.
Với lộ trình 1 năm 1 phiên bản nâng cấp lớn, chúng ta có thể hy vọng Android N sẽ ra mắt vào giữa năm sau. Hãy cùng chờ đợi và đón nhận những thay đổi theo trong chặng đường tồn tại và phát triển của Android trên thị trường di động, chúc mừng sinh nhật Android!
Theo Báo Đầu Tư
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"