Hệ thống này sẽ giúp ta chuyển trực tiếp suy nghĩ thành từ gõ trên máy tính, không cần gõ tay
Đang thử nghiệm trên người sau khi hệ thống chạy "ngon lành" trên khỉ mà không vấn đề gì.
Có một định lý xưa cũ (và nực cười) liên quan tới một lũ khỉ, một cái máy gõ chữ và nhà văn, nhà viết kịch Shakespeare; rằng với lượng thời gian vô hạn, một con khỉ ngồi đánh bừa trên một cái máy gõ chữ thì sẽ gõ hoàn thiện ra một vở kịch.
Và giờ, các nhà khoa học đã thực sự tiến hành kết hợp 3 thứ này lại. Không phải để nghiên cứu về sự ngẫu nhiên của việc khỉ gõ chữ, mà để họ tìm ra những cách thức mới để diễn giải suy nghĩ của chúng ta thành từ ngữ. Bằng cách đọc tín hiệu não bộ, các nhà khoa học sẽ chuyển những tín hiệu ấy thành hành động gõ phím trên máy tính.
Hệ thống này được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford. Đầu tiên họ đã thử nghiệm trên loài khỉ, và quan sát được rằng tỉ lệ “từ suy nghĩ gõ thành chữ” của chúng là 12 từ/phút.
“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã thể hiện rằng hệ thống này rất có tiềm năng sử dụng trên con người”, theo lời một trong những nhà nghiên cứu, ông Pail Nuyujukian. “Chúng kích hoạt một chuỗi gõ chữ hiệu quả cho một cuộc nói chuyện có ý nghĩa hơn”.
Những con khỉ tham gia thử nghiệm không phải tự nhiên học cách đọc và hiểu tiếng Anh, mà chúng được huấn luyện để gõ những chữ hiện trên màn hình. Bên cạnh việc chúng gõ thể gõ xong vở kịch Hamlet của Shakespeare, chúng còn gõ lại được một bài báo của The New York Times.
Thử nghiệm gõ chữ thông qua não của các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford.
Một công nghệ giống vậy đã được biểu diễn thành công trước đây, nhưng các nhà nghiên cứu tại Stanford khẳng định rằng hệ thống mới này của họ nhanh hơn, chính xác hơn bất cứ hệ thống hiện hành nào. Đó là lý do tại sao tốc độ gõ lại quan trọng như vậy: Stanford đang dẫn đầu về khoản này.
Tốc độ ấy tăng chủ yếu là nhờ sự tiên tiến trong thuật toán chuyển đổi suy nghĩ thành chuyển động tay.
Trong hệ thống này, sóng não được đọc bởi một dàn điện cực được gắn vào não khỉ, nhằm ghi lại tín hiệu phát ra từ đó. Nhưng hệ thống không tìm kiếm một từ ngữ được sắp xếp hoàn chỉnh, nó tìm tới vùng não điều khiển hoạt động tay, những hoạt động như hành động di chuyển chuột của ta chẳng hạn.
Bằng việc chặn lại những mệnh lệnh điều khiển chuột đưa xuống từ não bộ, công nghệ này truyền trực tiếp mệnh lệnh ấy lên con trỏ chuột trên màn hình, bà nhờ đó các kí tự chữ được chọn từng kí tự một.
Với sự giúp đỡ của hệ thống tự sửa lỗi auto-correct, các nhà nghiên cứu tin rằng hệ thống này còn có thể hoạt động nhanh hơn rất nhiều nữa.
Việc quan sát và theo dõi hoạt động não có rất nhiều điểm lợi hơn là công nghệ quan sát chuyển động mắt tương tự. Chúng không làm người sử dụng mỏi mắt nói riêng hay mệt mỏi nói chung, và hệ thống này sẽ hữu ích hơn với người không điều khiển cơ mặt, cơ mắt của mình một cách hoàn hảo.
Bên cạnh đó, hệ thống này còn có thể được sử dụng lâu dài. Lũ khỉ thử nghiệm đã được gắn hệ thống theo dõi não bộ vài năm rồi, và các nhà nghiên cứu báo cáo rằng não lũ khỉ vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu tổn hại hay những tác dụng phụ nào.
Mặc dù không trông chờ vào việc lũ khỉ kia, ngoài gõ lại, có thể sáng tác được một tác phẩm mang tầm cỡ Shakespeare nhưng chắc chắn rằng, công nghệ này có thể giúp ích được rất nhiều cho những người gặp khó khăn trong việc nói và viết.
Bạn lo lắng cho số phận lũ khỉ phải ở trong phòng thí nghiệm để thử nghiệm quá lâu? Không cần nữa, bởi các nhà khoa học đã đang tiến hành thử nghiệm trên người rồi.
Tham khảo sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming