Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí

    Tấn Minh,  

    Götz von Berlichingen - một hiệp sĩ điên rồ người Đức - đã sống sót suốt 5 thập kỷ chiến tranh, chiến đấu với kẻ thù bằng một cánh tay sắt cơ khí và phát minh ra cụm từ “hôn vào mông tao ấy!”

    Götz von Berlichingen, hiệp sĩ đầy kiêu hãnh và là chủ sở hữu một toà lâu đài lớn, nổi tiếng với thái độ bất nhã và sở thích báng bổ người khác. Ông ta trở thành một tay hiệp sĩ chuyên ăn cướp, và cũng như Robinhood, hành động của Berlichingen được trân trọng hay thù ghét còn tùy thuộc vào việc bạn ủng hộ hay chống đối ông ta.

    Ông nổi tiếng cho đến hôm nay bởi đã phát minh ra câu nói: "Er soldt mich hinden leckhen!"

    Đối với những người không nói tiếng Swabian của Đức, nó tạm dịch là: "Hôn mông tao đi!" (Kiss my ass)

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 1.

    Chân dung Gotz von Berlichingen

    Tuy nhiên, nếu chỉ nhớ đến Berlichingen vì câu nói thô thiển đó, quả là một sự bất công. Không phải ngẫu nhiên mà hình tượng Gotz von Berlichingen đã được bất tử hoá thông qua những tác phẩm của đại thi hào Johann Wolfgang von Goethe, bởi vị Hiệp sỹ này còn có một cuộc đời đầy những chiến công anh hùng lẫn nghi hoặc.

    Götz von Berlichingen là một người đàn ông đã chiến đấu vì mọi mối hận thù và mâu thuẫn. Ông ta nổi bật trong mọi trận chiến và được coi là một trong những hiệp sĩ gan dạ nhất thời Trung cổ.

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 2.

    Tượng Gotz von Berlinchingen và câu nói bất hủ "Kiss my ass" của ông

    Là kiểu người không ngừng nghỉ, Götz xông pha hết trận chiến này đến trận chiến khác. Trong một thế giới nơi những hiệp sĩ dũng cảm theo kiểu truyền thống nhanh chóng trở nên lỗi thời, thì ông ta chiến đấu cho chính mình nhằm theo đuổi sự giàu có. Chọn lựa của ông như là một hiệp sĩ ăn cướp đã mang lại cho Götz một "nghề nghiệp", vô vàn những món đồ quý giá, đồng thời vướng vào không ít rắc rối.

    Götz được sinh ra trong gia đình Berlichingen vào khoảng năm 1480 và là đứa con thứ mười của Kilian von Berlichingen và Margaretha von Thungen. Ông đã trải qua thời thơ ấu của mình trong Lâu đài Jagsthausenm, trong tu viện Niedernhall  với người chú của mình, Konrad von Berlichingen.

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 3.

    Gotz thời trai trẻ

    Đến tuổi trưởng thành, công việc phục vụ tại toà án cho Lãnh chúa vùng Ansbach có vẻ là một điều quá buồn tẻ đối với một người trẻ tuổi và có tư chất như Götz, khiến ông sớm trở nên bồn chồn và rời đi để tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mạo hiểm và và sự giàu có.

    Ông ta chỉ mới 17 tuổi khi bắt đầu chiến dịch đầu tiên của mình vào năm 1497. Gottz đã phục vụ Hoàng đế La Mã thần thánh lúc ấy trên khắp châu Âu ở Burgundy, Lorraine, Brabant và Thụy Sĩ.

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 4.

    Một bức chạm khắc về Gotz ngay tại nơi ông được chôn cất ở Schontal Abbey

    Nhưng điều đó là không đủ. Götz sớm trở nên chán ngấy với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thường ngày. Ông có khát vọng lớn hơn.

    Cùng với anh trai của mình, Philipp, vào năm 1500, họ đã đối đầu với Thalacker von Massenbach. Người đàn ông này chính là người mà anh em họ đang tìm kiếm. Ông ta là một kẻ sống ngoài pháp luật, một hiệp sĩ trộm cướp, người tạo nên gia tài của mình bằng cách vơ vét, bắt cóc con tin và cướp phá.

    Sống trong môi trường xấu xa này, Gottz gần như bị "tóm cổ" bởi các tay súng trong Liên đoàn Swabian trước khi tìm cách trốn thoát và tìm nơi ẩn náu trong suốt mùa đông năm 1501 tại Castle Sodenberg, vốn thuộc về một người họ hàng.

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 5.

    Thiết kế trang phục của Gotz

    Sau đó, ông không thể tiếp tục hành nghề ở Swabia nữa. Nơi này đã trở nên không an toàn vì ông ta dần được biết đến là hiệp sỹ cướp bóc trong toàn khu vực. Ông cần tìm kiếm những chân trời mới.

    Năm 1502, Berlichingen tham gia phục vụ cho Lãnh chúa của Brandenburg, nơi ông đã chiến đấu chống lại quân đội của thành phố Nuremberg.

    Năm 1504, ông phục vụ dưới ngọn cờ của Công tước Albrecht của xứ Bavaria và tham gia vào cuộc bao vây Landshut.

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 6.

    Bộ giáp nguyên thuỷ của Gotz

    Tay giả mới của Berlichingen là một sáng chế kỹ thuật tài tình

    Một vài sự cố đã xảy ra tại Landshut, mang lại cho Götz von Berlichingen biệt hiệu "Hiệp sĩ với Bàn tay sắt".

    Một phát súng ăn may từ một khẩu pháo đã nghiền nát tay phải của ông và sau đó buộc ông phải cắt bỏ nó. Tuy nhiên, các nguồn tin khác nói rằng khẩu súng thần công thật ra đã bắn vào thanh kiếm của ông ta, khiến ông phải tự cắt đứt cánh tay phải của mình. Dù điều gì đã xảy ra, kết quả vẫn như nhau.

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 7.

    Cánh tay giả thứ hai của Gotz

    Sau vài tuần vật lộn trên giường bệnh, Götz đã nhờ một thợ rèn trong làng làm một bộ phận giả bằng sắt. Thông thường, cánh tay giả của thời kỳ đó bao gồm một móc kim loại đơn giản để kẹp các vật thể. Tuy nhiên, truyền thuyết kể rằng Götz đã có thể cầm lấy thanh kiếm của mình một lần nữa và theo đuổi cuộc sống mà ông yêu thích nhất, đó là như một chiến binh.

    Trong Tạp chí Chiến tranh thời trung cổ có một bài viết liên quan đến Götz von Berlichingen, trong đó đề cập đến một số nghiên cứu được thực hiện về cách sử dụng bàn tay giả, và thấy rằng nó có thể được sử dụng cho một số công việc (ví dụ như giữ dây cương), nhưng thực tế là không đủ mạnh để giữ một thanh kiếm hoặc cây thương, do đó truyền thuyết về việc sử dụng nó trong trận chiến có lẽ phần lớn chỉ mang tính tô điểm mà thôi. Bàn tay giả sẽ có thể giữ được thanh kiếm trong một cuộc diễu hành, có lẽ đó là nguồn gốc của những câu chuyện như vậy.

    Vài năm sau, ông ấy có một tay giả thứ hai được chế tạo bao gồm các khớp ngón tay và cho phép ông nắm chặt thanh kiếm của mình hơn. Mẫu tay giả này được xem là một phát minh tài tình và vẫn còn tồn tại đến ngày nay, được trưng bày trong một bảo tàng ở Jagsthausen.

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 8.

    Bàn tay sắt của Gotz

    Trong bảy năm sau đó, ông đã góp mặt trong 15 cuộc chiến đầy hận thù, giúp đỡ bạn bè và người dân lương thiện chống lại những kẻ cướp phá và bắt cóc. Tuy nhiên, ông ấy đã đi quá xa khi đột kích 95 thương nhân tại Forchheim vào tháng 5 năm 1512.

    Kết quả là, Hoàng đế Maximilian I đã khai trừ và tống giam ông ta vào ngục. Sau khi được tự do, Berlichingen sau đó đã bắt Bá tước Philipp von Waldeck và giữ ông ta để đòi tiền chuộc, một lần nữa Götz đã khiến Hoàng đế nổi giận và khai trừ ông ra khỏi khỏi lãnh địa của nhà vua.

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 9.

    Pháo đài Heilbronn, nơi Gotz bị tống giam

    Tuy nhiên, với sự trơ tráo hơn người, ông ta tiếp tục các hoạt động của mình cho đến khi một đại đội lính từ thành phố Heilbronn trấn áp ông ta vào năm 1519. Ông ta bị giam trong ngục tối trong ba năm tiếp theo cho đến khi bạn của ông, Franz von Sickingen, giúp ông tự do.

    Để có được tự do của mình, Gottz đã phải thề "Urfehde", một lời thề rằng ông ta sẽ không bao giờ đánh cắp hay cướp bóc nữa, và ông ấy sẽ rút về quê hương của mình là Hornberg am Neckar.

    Götz von Berlichingen là cha của mười đứa trẻ

    Vào mùa xuân năm 1525, cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại của Đức đã nổ ra. Khi "Odenwälder Haufen", hay còn gọi là nhóm Odenwalder, một trong những đội quân nông dân thế lực nhất thời bấy giờ, tiếp cận lâu đài Berlichingen, ông ngay lập tức tham gia với tư cách là thủ lĩnh.

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 10.

    Lâu đài Hornberg

    Sau này, ông kể một câu chuyện khác - theo đó, ông quả thực đã trở thành một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, Götz nhanh chóng nhận ra rằng những nông dân kia không có kỷ luật. Họ không phải là quân đội mà là một nhóm kẻ trộm cướp bóc ngẫu nhiên mọi thứ xuất hiện trong tầm mắt.

    Tuy nhiên, đôi khi họ tìm niềm vui từ những gã quý tộc bị giam cầm. Đơn cử như, họ mặc cho Bá tước Lowenstein những bộ đồ nông dân thô kệch, đưa cho anh ta một cây gậy chăn cừu, và đẩy ông đến ta trước một đàn cừu.

    Gottz đã ở với Odenwälder Haufen một thời gian và tham gia vào một số cuộc giao tranh nhỏ chống lại Hiệp sĩ Hiệp hội Swabian, nhưng sau bốn tuần chiến đấu đầy hỗn loạn, ông cảm thấy quá đủ và trở về lâu đài của mình.

    Quãng thời gian này cũng không kéo dài lâu. Chẳng mấy chốc, Götz đã chán, nên ông ta bắt đầu vẫy vùng nhưng lại bị bắt trong trận chiến năm 1528 gần Augsburg. Ở đó, ông ta đã phải ngồi hai năm  trong ngục tối, và chỉ được thả ra sau khi thề rằng sẽ không rời khỏi lâu đài và những vùng đất xung quanh.

    Ở tuổi 50 và là cha của mười đứa trẻ, ông đã trở nên điềm tĩnh hơn. Lần này, ông cố gắng giữ lời hứa. Ít nhất là trong một thời gian.

    Johann Wolfgang von Goethe là người đầu tiên lật lại những ký ức về Gotz

    Hiệp sỹ người Đức này đã sống suốt 50 năm chiến tranh với một cánh tay cơ khí - Ảnh 11.

    Đại thi hào Johann Wolfgang von Goethe

    Khi Hoàng đế Charles V tiến công chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ ở Hungary vào năm 1542, hiệp sĩ nổi tiếng không thể giữ bàn tay sắt của mình. Khát khao chiến đấu và vinh quang, ông gia nhập quân đội và tiến về phía đông. Ông thậm chí còn tham gia vào chiến dịch chống lại nhà vua Pháp năm 1544.

    Götz von Berlichingen không bao giờ thực sự nghỉ hưu. Ông khao khát theo đuổi đam mê chiến đấu cho đến khi cuộc đời phiêu lưu của mình kết thúc ở tuổi 82 vào năm 1562. Chỉ có một điều chắc chắn: ông không tán đồng với lý tưởng của giới quý tộc Kitô giáo tại quốc gia Đức mà Martin Luther đã tạo ra vào thời điểm bấy giờ.

    Về bản chất, Gottz là một kẻ bất hảo, mặc dù là một người dũng cảm. Sau khi chết, ông bị lịch sử nghi hoặc trong một khoảng thời gian dài, cho đến khi vở kịch gây sốt của Goethe mang tên tuổi của ông trở lại với cộng đồng.

    Tham khảo: WarHistory

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ