Hiệu quả như người Thái: Chế tạo thành công cỗ máy giúp 'vét sạch' vắc xin Covid-19 trong lọ đến giọt cuối cùng, tăng thêm 20% số liều có thể tiêm

    Anh Việt, Theo Tổ Quốc 

    Để so sánh, con số này tăng 20% % ​​so với 10 liều tiêu chuẩn được rút thủ công từ lọ chứa vắc xin AstraZeneca

    Khi Thái Lan phải vật lộn với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất, các nhà nghiên cứu nước này đã phát triển một loại máy có khả năng rút ra liều vắc xin từ lọ vào ống tiêm hiệu quả hơn. Việc rút cạn vắc xin COVID-19 ‘đến giọt cuối cùng’ sẽ giúp tối ưu hóa số người được tiêm khi nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 ở Thái Lan thấp hơn dự kiến.

    Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn – đơn vị phụ trách chế tạo ra chiếc máy được sử dụng tại trung tâm tiêm chủng của trường đại học này kể từ hôm thứ Hai, hệ thống "AutoVacc" có thể hút 12 liều vắc-xin AstraZeneca trong bốn phút nhờ một cánh tay robot.

    Để so sánh, con số này tăng 20% % ​​so với 10 liều tiêu chuẩn được rút thủ công từ lọ chứa vắc xin AstraZeneca. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết chiếc máy hiện chỉ có thể hoạt động với vắc xin AstraZeneca. Loại vắc xin này có chú thích trên nhãn dán là rút được 10-11 mũi/lọ.

    Hiệu quả như người Thái: Chế tạo thành công cỗ máy giúp vét sạch vắc xin Covid-19 trong lọ đến giọt cuối cùng, tăng thêm 20% số liều có thể tiêm - Ảnh 1.

    Juthamas Ratanavaraporn, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Y sinh của trường đại học cho biết: "Máy có thể rút chính xác được thêm 20% số liều từ mỗi lọ vắc xin - từ 10 tăng lên thành 12 liều. Điều này có nghĩa, nếu chúng tôi được cấp lượng vắc xin AstraZeneca đủ tiêm cho 1 triệu người, chiếc máy này có thể giúp tăng số người được tiêm lên 1,2 triệu"

    Trên thực tế, tại nhiều quốc gia, các nhân viên y tế có thể sử dụng loại ống tiêm không gian chết thấp (LDSS), vốn được thiết kế để rút ra được tới 12 liều cho mỗi lọ để tránh lãng phí. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi nhân lực và trình độ kỹ năng cao.

    "Điều này có thể làm tiêu hao rất nhiều sức lực của các nhân viên y tế. Họ sẽ phải làm việc này hàng ngày trong nhiều tháng", đại diện nhóm nghiên cứu cho biết. Thay vào đó, việc sử dụng chiếc máy này sẽ giúp loại bỏ gánh nặng cho các nhân viên y tế.

    "Khi nhân viên y tế quá mệt mỏi, sẽ dễ xảy ra các sai sót. Vì vậy chúng ta nên để máy móc làm việc", nhóm nghiên cứu khẳng định.

    Hiệu quả như người Thái: Chế tạo thành công cỗ máy giúp vét sạch vắc xin Covid-19 trong lọ đến giọt cuối cùng, tăng thêm 20% số liều có thể tiêm - Ảnh 2.

    Chiếc máy nguyên mẫu này có giá 2,5 triệu baht (650.180 euro), bao gồm các vật liệu khác như ống tiêm. Nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ có thể sản xuất thêm 20 máy AutoVacc trong vòng ba hoặc bốn tháng, nhưng cần phải có quỹ và hỗ trợ của chính phủ để mở rộng trên toàn quốc. Nhóm cũng có kế hoạch chế tạo những chiếc máy tương tự để sử dụng với vắc xin Pfizer / BioNTech và Moderna.

    Thái Lan đã báo cáo tổng cộng khoảng 1,1 triệu ca nhiễm COVID-19 và 10.085 ca tử vong, khiến hệ thống y tế nước này quá tải.Cho cho đến nay, khoảng 9% dân số (trong tổng số hơn 66 triệu người) của Thái Lan đã được tiêm chủng đầy đủ, với việc triển khai tiêm bị cản trở bởi nguồn cung cấp vắc xin ít hơn dự kiến.

    Tham khảo EuroNews


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ