“Hiệu ứng Google” đang khiến chúng ta kém thông minh đi rất nhiều: Cách kiểm tra để biết bạn có đang bị “thao túng” tâm lý mỗi ngày không
Ngày nào cũng lên Google tra cứu, chúng ta rất dễ mắc vào cái bẫy hiệu ứng tâm lý này.
- Google lặp lại nỗi sợ 13 năm trước: Hoảng loạn làm AI, cho rằng bất kỳ dự án nào liên quan đến trí tuệ nhân tạo cũng đều 'rất tuyệt'
- Google Maps có thể chỉ đường rất chính xác nhờ đâu
- Độc lạ "trí tuệ" của AI Google Search: Khuyên người dùng đổ keo lên pizza trước khi ăn
- Công ty Truyền thông Adtimin cung cấp dịch vụ Google Workspace giá tốt hiện nay
- Nhìn thấy ảnh nhà mình hiện trên Google Maps, đừng có vui mừng: Hãy xóa ngay vì lý do nguy hiểm này
Google trong nhiều năm qua là công cụ “thống trị” mảng tìm kiếm trên Internet. Đây cũng luôn là một trong những trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới. Google đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày đến mức nó được thêm vào Từ điển tiếng Anh Oxford vào năm 2006 như một động từ. Hầu hết tất cả chúng ta đều đã từng tìm kiếm thông tin trên Google để phục vụ đa dạng mục đích khác nhau. Thế nhưng thói quen tìm kiếm trên mạng đã quá ăn sâu này đã tạo ra một hiệu ứng tâm lý gọi là “hiệu ứng Google” rất có thể bạn đang mắc mà không hề hay biết.
Hiệu ứng Google là gì?
Việc phụ thuộc quá nhiều vào công cụ tìm kiếm có thể gây ra một cái bẫy tâm lý phổ biến được gọi là xu hướng sẵn có hoặc hiệu ứng Google. Chuyên gia Cynthia Borja - trưởng dự án tại The Decision Lab, một tổ chức tư vấn nghiên cứu cách mọi người đưa ra quyết định cho biết thành kiến về tính sẵn có khiến chúng ta dễ dàng cho rằng thông tin dễ tiếp cận là thông tin thực tế, chính xác nhất. Chúng ta tin tưởng liên kết hiện ra đầu tiên là sự thật, là chính xác mà không đào sâu thêm về độ tin cậy của nguồn.
Tuy nhiên, sự thật là không có một công cụ tìm kiếm nào trên Internet hiện tại dám khẳng định độ chính xác tuyệt đối 100%. Thuật toán của Google đôi khi hiển thị cho người dùng những nguồn tin không đáng tin cậy hoặc thậm chí gây hiểu nhầm. Kết quả đầu tiên bạn nhìn thấy không nhất định là kết quả chính xác nhất.
Borja nói: “Nếu bạn không cân nhắc cẩn thận và đảm bảo rằng bạn đang kiểm tra nhiều nguồn, thì tất cả những gì bạn đang làm là thu thập thông tin sai lệch từ một góc độ”. Thói quen này có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong công việc, học tập và cuộc sống. Việc dễ dàng tiếp nhận thông tin sai vì quá tin vào kết quả sẵn có trên mạng không bao giờ được khuyến khích, nhất là trong các công việc học thuật.
Chỉ cần quan sát lại thói quen sử dụng Google nói riêng và các công cụ tìm kiếm khác nói chung mỗi ngày, bạn có thể biết được mình có đang dễ dàng bị “hiệu ứng Google” đánh lừa hay không.
Chưa hết, hiệu ứng Google còn được gọi là chứng mất trí nhớ kỹ thuật số, là xu hướng não bộ nhanh chóng quên thông tin chúng ta vừa tra cứu biết rằng thông tin này rất dễ truy cập trực tuyến.
Giả sử bạn đang đọc một cuốn sách và gặp một từ lạ. Bạn quyết định tra Google từ đó nhưng chỉ vài ngày, hoặc vài tiếng sau bạn đã không thể nhớ được ý nghĩa của nó.
Tình huống này mô tả hiệu ứng Google: Khi thông tin có sẵn trực tuyến và quá dễ dàng để tiếp cận, chúng ta sẽ không ghi nhớ nó. Sự thiên vị này không chỉ tồn tại đối với những thứ chúng ta tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm mà còn đối với hầu hết thông tin có thể truy cập dễ dàng trên máy tính hoặc điện thoại ngày nay. Bạn có thuộc số điện thoại của bố mẹ hoặc bạn thân không? Câu trả lời có lẽ là không, nhờ hiệu ứng Google.
Làm thế nào để tránh mắc bẫy hiệu ứng Google?
Để hạn chế sự thiên vị tính sẵn có của não bộ, Borja khuyên chúng ta nên tham khảo nhiều nguồn thuộc nhiều loại khác nhau: “Tôi chưa bao giờ dừng lại chỉ ở một trang và ngay lập tức tin tưởng giải pháp đó. Quy trình tra cứu của tôi như sau: Tôi tìm thấy thứ gì đó trên một trang của trường đại học, sau đó tôi cố gắng tìm thông tin thêm từ một tổ chức phi lợi nhuận có cùng nội dung để đối chiếu”.
Giả sử bạn đang tìm kiếm các mẹo để sở hữu cơ bắp nhanh chóng và tình cờ thấy một nghiên cứu, hãy chắc chắn so sánh những thông tin với một nguồn khác và xem ai đã tài trợ cho nghiên cứu. Ngay cả khi bạn đang đọc một ấn phẩm có uy tín, bạn cũng nên kiểm tra xem các nguồn mà họ trích dẫn có hợp pháp hay không.
Chính giám đốc điều hành Google Beth Goldberg nói với CNBC rằng người dùng được khuyến khích nên kiểm tra độ uy tín của mọi kết quả tìm kiếm và có thể học cách phát hiện thông tin sai lệch bằng cách liên tục cố gắng xác minh thông tin qua các nguồn bổ sung và đánh giá độ tin cậy của tác giả, tổ chức và trang web đã xuất bản thông tin đó.
″Người dùng nên tìm kiếm nhà tài trợ, tra cứu tên trang web và nguồn gốc của nó, đồng thời thực sự đào sâu và tìm kiếm các nguồn khác để xác minh nội dung trong tab đầu tiên mà bạn đang truy cập là đủ uy tín và chính xác” , Goldberg nói.
Và nếu bạn có thời gian, hãy tìm kiếm các nguồn bên ngoài thế giới mạng. Việc lạm dụng Google và mạng Internet là tình trạng rất phổ biến hiện nay.
“Sách vẫn có giá trị và thư viện vẫn tồn tại”, Borja nói. “Vẫn có nhiều cách để tìm thông tin mà không phụ thuộc vào thuật toán bạn có trong Google. Google là một công cụ hữu ích nhưng nhiệm vụ của nó là giúp cung cấp thông tin cho quá trình suy nghĩ của bạn chứ không phải “ghi đè” lên nó".
Nguồn: CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương