Hiệu ứng người quan sát - Cách để bạn không bao giờ vung tiền mua một thứ gì đó quá tay để rồi phải hối hận
Trong vật lý, khái niệm hiệu ứng người quan sát nhằm chỉ những thay đổi mà sự quan sát tạo ra trên hiện tượng được quan sát.
Gần đây, tôi thường cố gắng theo dõi thời gian làm việc của mình để biết mình đã phân bổ thời gian ra sao và khoảng thời gian nào mình tập trung nhất. Tôi cũng nhận thấy rằng, chỉ theo dõi thời gian làm việc thôi cũng đã khiến tôi làm tốt hơn rất nhiều. Vì biết hoạt động của bản thân đang bị theo dõi nên tôi có xu hướng làm việc theo lỗi "chuẩn mực nhất".
Hiện tượng này trong vật lý gọi là hiệu ứng người quan sát (tức Observer Effect). Trong vật lý, khái niệm hiệu ứng người quan sát nhằm chỉ những thay đổi mà sự quan sát tạo ra trên hiện tượng được quan sát.
Ngoài theo dõi công việc thì hiệu ứng người quan sát cũng gây tác động mạnh đến tài chính cá nhân. Hãy tưởng tượng bạn có một phần mềm nào đó ghi lại tất cả những giao dịch bạn tiến hành. Cứ sau 1 hay 2 ngày, bạn phải truy cập phần mềm và đánh dấu "đã đọc" cho mỗi giao dịch, nhằm thể hiện rằng bạn đã xem qua (tương tự như việc bạn đọc email vậy). Có lẽ bạn sẽ không chỉ muốn con số giao dịch đẹp và thấp mà còn không muốn thấy những giao dịch phung phí. Bạn sẽ tự ý thức rằng mình đang "quan sát" giao dịch của bản thân và sẽ cân nhắc kỹ hơn khi tiêu tiền.
Hiệu ứng này thậm chí mạnh hơn khi bạn viết ra những khoản chi vào một cuốn số nhỏ. Việc ghi lại mọi lỗi sai sẽ giúp bạn không phạm phải quá nhiều sai lầm. Dữ liệu được lưu lại vẫn là những ghi chép có ích về những việc bạn làm nhưng hành động ghi lại danh sách sẽ thúc đẩy bạn hành xử tốt hơn.
Sau đây là vài cách cụ thể để giúp "hiệu ứng người quan sát" có hiệu quả với bạn:
Đầu tiên là viết ra mọi khoản chi tiêu của bạn vào sổ tay bỏ túi. Bất cứ khoản nào bạn chi ra, hãy ghi lại vào sổ, không quan trọng là ít hay nhiều. Nếu bạn nhận được hóa đơn cho nhiều món hàng cùng lúc, bạn có thể kẹp nó vào sổ tay.
Bạn nên viết ra không chỉ mỗi món hàng, mà còn cả nơi bạn mua và giá sau thuế của chúng là bao nhiêu. Bằng cách này khi nhìn lại, bạn sẽ biết được mình đã mua gì, mua ở đâu và số tiền mình đã phải trả.
Nếu bạn thấy ngần ngại khi phải ghi thứ gì đó vào sổ, hãy xem đó như một tín hiệu cho thấy rằng món đồ bạn sắp mua không đáng chi. Nếu bạn sợ khi nghĩ đến việc phải ghi ra một khoản chi và phài xem lại nó sau này thì trong hầu hết các trường hợp, khoản chi đó không đáng và lẽ ra bạn nên dùng số tiền vào việc khác. Sự ngần ngại là thứ dẫn đường cho bạn; giúp bạn biết được quyết định mua hàng của mình có sai hay không?
Sau đó, mỗi ngày hoặc cách ngày, hãy xem lại những điều mà bạn đã ghi sổ gần đây. Với mỗi khoản chi, hãy tự hỏi bản thân xem đó có phải khoản chi xứng đáng không. Đó có phải lựa chọn tốt không? Liệu bạn có thể làm gì tốt hơn với số tiền đó không? Có cách nào tốt hơn để đạt được lợi ích tương tự hay không?
Đừng quá lo lắng khi nhận ra bạn không có quyết định đúng đắn. Tất cả chúng ta đều thế. Điều quan trọng ở đây là bạn đã hiểu mình không đưa ra quyết định tối ưu, nhưng lần sau bạn sẽ biết rằng mình cần làm khác. Lợi ích ở đây là bạn sẽ biết định hình phản ứng cho chính mình, rút kinh nghiệm vận dụng cho các trường hợp tương tự.
Giá trị của hiệu ứng quan sát vẫn kéo dài một vài ngày sau khi bạn xem lại chi tiêu. Bạn có thể giữ lại tất cả nhật ký chi tiêu của mình để có cái nhìn tổng quát hơn về chi tiêu của bản thân. Đến cuối tháng, bạn có thể phân loại và nhìn thấy mình đã chi bao nhiêu cho mua quần áo, bao nhiêu tiền chi cho ăn hàng.
Ý thức được rằng mình sẽ xem lại khoản tiền đó sau này sẽ giúp bạn cân nhắc hơn trong các khoản chi tiêu. Nếu bạn đã mua cả chục bộ đồ mới, liệu bạn có còn muốn đi mua sắm. Nếu đã đi ăn hàng vài lần, liệu bạn có muốn ghi thêm tên một nhà hàng nữa và tăng thêm tổng chi tiêu? Lúc đó bạn có cảm thấy dễ chịu chăng?
Hiệu ứng người quan sát cực kì hữu ích cho bất cứ thói quen nào mà cả bạn và tôi đang cố gắng hình thành, dù nó có liên quan đến tài chính hay không.
Chẳng hạn như nếu đang cố giữ thân hình cân đối, tôi sẽ đếm số bước chân của mình hay số ngày tôi duy trì thói quen tập thể dục. Tôi không thích ghi lại số bước chân ít ỏi hay để một ngày trôi qua mà không tập thể dục. Gần cuối tháng, tôi nỗ lực để tăng số bước chân lên tới một con số mà tôi có thể tự hào và cố gắng hết sức để không bỏ tập ngày nào.
Tôi cũng dùng cách này để khích lệ bản thân đọc sách bằng cách ghi lại một "danh sách đọc", và tôi thấy vui mỗi khi thêm tên sách vào danh sách đó. Vì vậy việc ghi danh sách đọc – cũng như việc quan sát – đã trở thành động lực thúc đẩy của tôi
Vậy làm thế nào để bắt đầu?
Cách dễ nhất là chỉ cần mang theo một cuốn sổ tay cùng một cây bút bên mình khi đi bất cứ đâu, rồi ghi lại mỗi khi bạn làm một việc gì đó.. Kiểm tra mỗi ngày hoặc cách ngày để chắc chắn rằng bạn thật sự ghi lại đầy đủ các khoản chi.
Sau đó, vài ngày một lần, hãy mở quyển sổ và xem lại mọi thứ bạn làm. Tự hỏi bản thân liệu có cách nào tốt hơn để đạt được mục tiêu không. Sau đó, mỗi tháng một lần chẳng hạn, hãy lập bảng thống kê kết quả, tìm xu hướng chi tiêu của mình và xem xem bạn rút ra được điều gì.
Phương pháp đơn giản này giúp bạn tận dụng hiệu ứng quan sát, thúc đẩy bạn kịp thời ra quyết định tốt hơn trong việc chi tiêu hay bất cứ thói quen nào bạn đang cố gắng cải thiện.Mai Lâm Theo Nhịp Sống Kinh Tế/The Simpledollar
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI