Hình ảnh vỏ lon Pepsi xuất hiện trên phần càng của tôm hùm khiến nhiều người cảm thấy lo ngại về tác động tiêu cực của rác thải đại dương lên môi trường sinh thái biển.
- Trong khi cả thế giới đang chật vật tìm giải pháp giảm ô nhiễm môi trường thì Việt Nam vừa giành Top 1 trong lĩnh vực bếp sạch!
- Công việc kỳ lạ nhất Trung Quốc: Hít không khí để xác định ô nhiễm
- Hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương này là nơi bị ô nhiễm rác thải nhựa nặng nhất trên thế giới
- Các nhà khoa học Bỉ tìm ra cách biến không khí ô nhiễm thành năng lượng
Chú tôm hùm này được đánh bắt từ bờ biển New Brunswick, Canada và được tìm thấy từ hồi đầu tháng với một hình vẽ kỳ lạ trên phần càng của nó – có hình dạng rất giống với vỏ lon Pepsi.
Ảnh chụp cho thấy phần nửa trên của lon hiện ra rất rõ ràng, đầy đủ cả phần giật nắp lon lẫn các cạnh viền được vát cong tỉ mỉ. Logo của Pepsi chỉ lộ một phần nhỏ màu đỏ ở trên mà thôi. Tuy vậy, người ta vẫn chưa xác định được liệu hình vẽ này được in trực tiếp từ một chiếc vỏ lon Pepsi hay được dây ra từ một vật thể nào khác.
Tin tức về phát hiện kỳ lạ này chỉ được thông báo lần đầu tiên trên kênh của đài truyền hình CBC của Canada, nhưng trước đó những hình ảnh của chú tôm hùm này đã lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt như để cảnh báo về tình trạng ô nhiễm rác thải trên những đại dương lớn của thế giới.
Karissa Lindstrand, ngư dân đánh bắt được con tôm đặc biệt này, đã chia sẻ với CBC rằng cô lập tức nhận ra hình ảnh của Pepsi trên thân con tôm bởi thói quen uống gần 12 lon nước ngọt mỗi ngày. Trong suốt 4 năm lăn lộn với nghề đánh bắt thủy sản, cô chưa từng chứng kiến cảnh tượng như thế này. Tình trạng ô nhiễm rác thải ở New Brunswick đang ở mức đáng lo ngại, thậm chí lượng chất thải này còn ứ đọng cực nhiều dưới mặt nước.
Không phải chỉ có New Brunswick là phải đối mặt với tình trạng này. Tháng 9 vừa qua, hình ảnh một chú cá ngựa bơi trong dòng nước với một chiếc xốp rửa bát mắc ở đuôi, bên ngoài bờ biển Borneo, trở thành cảnh tượng tiêu biểu cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường biển hiện đang trở nên ngày càng phổ biến trên khắp thế giới.
Theo thống kê, đến năm 2015, có đến 5250 tỷ nhựa các loại trôi nổi trên đại dương, thậm chí vào hồi hè vừa qua người ta đã từng chứng kiến một bãi rác khổng lồ có kích cỡ tương đương diện tích đất nước Mê-hi-cô xuất hiện lềnh bềnh ở giữa Thái Bình Dương.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển không chỉ dừng lại ở việc gây tác động xấu, hơn thế nữa sinh vật biển thường nhầm chúng với thức ăn. Nghiên cứu của các nhà khoa học vào năm 2016 cho biết lý do là bởi chúng tưởng nhầm mùi vị của rác thải giống với thức ăn hàng ngày.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"