Hồ nước lớn thứ 4 thế giới sắp biến thành hoang mạc: Khi sự phát triển kinh tế phải trả bằng cái giá quá đắt
Biển Aral ở Trung Á từng được coi là hồ nước mặn lớn thứ tư trên thế giới nhưng ở thời điểm hiện tại, trông nó chẳng khác nào hai vũng nước nhỏ con - hệ quả của quá trình sa mạc hóa.
Mới đây, NASA vừa đăng tải một video time-lapse cho thấy biển Aral bắt đầu thu hẹp lại kể từ năm 2010. Từ một hồ nước rộng 68 nghìn km², đến nay biển Aral đã bị chia cắt thành 2 phần riêng biệt và nhỏ hơn trước đó cả nghìn lần: Biển Bắc Aral và biển Nam Aral.
_______
Biển Aral, nằm giữa biên giới của hai nước Uzbekistan và Kazakhstan đã trở nên khô hạn từ năm 1960 khi Liên Xô chuyển hướng hai con sông lớn cấp nước cho hồ để phục vụ dự án sản xuất bông ở Uzbekistan và Turkmenistan.
Và hậu quả, theo như mô tả của NASA là vô cùng nghiêm trọng.
"Khi biển Aral khô cạn, thủy sản và các quần thể phụ thuộc vào thủy sản sẽ bị phá hủy. Các nguồn nước mặn sẽ bị ô nhiễm bởi phân bón và thuốc trừ sâu. Bụi từ lòng hồ chứa đầy các hóa chất công nghiệp sẽ trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Bụi mặn thổi ra khỏi lòng hồ và bám vào các cánh đồng làm thoái hóa đất. Khi đó, đất canh tác cần một lượng nước sông lớn hơn rất nhiều để có thể rửa sạch được các chất ô nhiễm. Sự mất cân đối này ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu khiến cho mùa đông ngày càng lạnh hơn và mùa hè thì nóng và khô hơn".
Tháng 7 vừa qua, đài truyền hình Ả-rập Al-Jazeera đã đưa tin về một điểm sáng nhỏ nhoi trong nỗ lực nhằm khôi phục lại biển Bắc Aral. Theo đó, dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, chính phủ Kazakhstan đã tiến hành xây dựng một con đập bê tông Kokaral ngăn cách giữa hai nửa biển Aral. Sau khi con đập được hoàn thành vào năm 2005, mực nước ở biển Bắc Aral đã dâng lên đáng kể và khoảng 15 loài cá đã trở lại. Giai đoạn hai của dự án đập dự kiến sẽ tiếp tục được thực hiện để khôi phục lại biển Bắc Aral.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?