Hóa ra thằn lằn không chỉ mọc lại đuôi sau bị mất, đôi khi chúng mất một nhưng được hai, ba đuôi khác
Các nhà khoa học đang nghiên cứu hành vi mọc lại nhiều đuôi này ảnh hưởng thế nào đến đời sống của thằn lằn.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Biological Reviews chỉ ra rằng loài thằn lằn có nhiều biến đổi với đuôi của chúng hơn những gì chúng ta nghĩ.
Ngoài việc nổi tiếng với khả năng bỏ đuôi để chạy khi bị đe dọa, đôi khi chúng cũng mọc lại nhiều đuôi hơn, một số cá thể được tìm thấy có tới sáu đuôi. Sau khi tổng hợp các ghi chép lịch sử về thằn lằn nhiều đuôi, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự hồi phục bất thường này đã xảy ra trên nhiều loài và họ đưa ra giả thuyết rằng các thằn lằn hồi phục nhiều đuôi phải trả một cái giá rất đắt cho điều đó.
“Caudal autotomy” là thuật ngữ dùng để chỉ “siêu năng lực" tách rời một phần đuôi để giúp thằn lằn có thể trốn thoát khỏi cuộc tấn công của kẻ săn mồi, phần đuôi bị tách ra này hoạt động như một mồi nhử.
Phần đuôi bị mất này sau đó được thay thế bằng các thanh sụn, nhưng đôi khi chúng bị trùng lặp và con thằn lằn có thể có hai đuôi kép có chiều dài bằng nhau, nơi trước đây chỉ có một. Việc trộn lẫn có thể trở nên bất thường hơn nữa khi gốc đuôi “mọc" ra nhiều đuôi nhánh. Một trường hợp được ghi nhận vào năm 2015 đã cho thấy loài thằn lằn đen trắng Salvator merianae của Argentina, đã mọc đến sáu đuôi nhỏ sau khi đuôi gốc bị tách ra.
Tổng cộng, các nhà nghiên cứu đã xem xét 425 lần nhìn thấy thằn lằn mọc lại nhiều đuôi, từ 63 quốc gia và thấy rằng việc tái sinh nhiều đuôi không thực sự hiếm hoặc bất thường, họ dự đoán rằng 3 phần trăm thằn lằn trên toàn thế giới có thể có nhiều đuôi.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng con số này cao đáng ngạc nhiên và đặt ra câu hỏi: điều này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của một con thằn lằn? Họ dự đoán rằng khối lượng cơ thể tăng lên có thể khiến việc trốn thoát trong tương lai trở nên khó khăn hơn, cũng như ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của chúng.
“Tách đuôi để thoát khỏi kẻ săn mồi và sau đó khôi phục nghe có vẻ như là một chiến thuật tốt; tuy nhiên, khi sự hồi phục này bị sai lệch và dẫn đến mọc nhiều đuôi bất thường, điều này có khả năng có ảnh hưởng đến loài thằn lằn”, ông Bill Bateman, đồng tác giả của nghiên cứu từ Đại học Curtin cho biết. “Ví dụ, liệu có hai đuôi có ảnh hưởng đến khả năng tìm bạn đời của chúng và do đó làm giảm cơ hội sinh sản? Hoặc ngược lại, nó có thể có lợi ích?”
“Thử nghiệm hành vi của những giả thuyết này sẽ là một hướng nghiên cứu thú vị và quan trọng trong tương lai, vì vậy các nhà sinh học có thể tìm hiểu thêm về lối sống của những con thằn lằn nhiều đuôi này”.
Tham khảo: iflscience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming