Hóa ra tự chế cảm biến máy ảnh không khó như bạn nghĩ, chỉ không biết chất lượng có ưng nổi hay không
Dù chỉ được làm thủ công nhưng cảm biến này vẫn chụp được ảnh, chỉ có điều chất lượng thật không thể ưng nổi.
Theo YouTuber Sean Hodgins, cũng là một hacker phần cứng, hóa ra việc tự làm một cảm biến máy ảnh cũng không quá phức tạp như mọi người tưởng. Bạn chỉ cần có hiểu biết vững chắc về điện tử, khả năng kiên nhẫn, khả năng giữ chắc mỏ hàn cũng như không quá kỳ vọng về chất lượng cảm biến hình ảnh mà bạn tự tạo ra.
Ý tưởng chung về cách hoạt động của cảm biến máy ảnh cũng không tương đối đơn giản: một mạng lưới dày đặc các ô nhạy sáng ghi lại dữ liệu về màu sắc và cường độ khi ánh sáng chiếu vào chúng. Điểm khác biệt chính là mật độ của chúng trên cảm biến. Nếu bạn muốn tự mình tạo ra được cảm biến chụp ảnh với hàng chục triệu pixel như của Sony, có lẽ bạn sẽ cần thêm công cụ khác để thay cho chiếc mỏ hàn.
Cảm biến máy ảnh với độ phân giải 1.024 pixel do Hodgins tự làm nên
Còn với các công cụ trong tay, Hodgins đã tạo ra được một cảm biến chụp ảnh với độ phân giải chỉ 32x32 pixel, nghĩa là mật độ điểm ảnh chỉ bằng 1/12.000 các cảm biến 12MP thường thấy trên các điện thoại. Ngay cả như vậy, việc tạo nên cảm biến này vẫn là một thành tựu đáng kể bởi vì Hodgins phải hàn bằng tay 1.024 điểm ảnh loại ALS-PT19 vào bản mạch mà anh đã thiết kế. Đó là bài kiểm tra về sự kiên nhẫn và sức chịu đựng mà phần lớn chúng ta khó có thể vượt qua.
Cũng vì chẳng có hãng nào muốn thử đưa một cảm biến ảnh thủ công như thế này lên sản phẩm của mình, anh buộc phải tự làm một chiếc máy ảnh để xem ảnh chụp từ cảm biến này có chất lượng như thế nào. Dưới đây là thành quả của anh.
Để làm vậy, bản mạch này còn đi kèm với một cặp mạch ghép kênh analog (analog multiplexer) 32bit và một vi điều khiển nhằm lựa chọn từng điểm ảnh để ghi lại ánh sáng khi chiếu đến cảm biến. Trong khi quá trình này diễn ra gần như ngay tức khắc trên cảm biến thông thường của máy ảnh hoặc điện thoại, cảm biến của Hodgins mất gần 5 giây để toàn bộ các điểm ảnh trên cảm biến ghi nhận được ánh sáng.
Với quá trình phơi sáng lâu như vậy, bạn phải đảm bảo cả máy ảnh và vật thể chụp ảnh phải đứng im trong quá trình đó để hình ảnh được sắc nét nhất. Đây có lẽ là máy ảnh kỹ thuật số low-tech nhất từng được tạo ra, nhưng nó có cùng nguyên lý với những thiết bị ghi hình mạnh mẽ nhất mà chúng ta đang dùng hàng ngày. Và dưới đây là tác phẩm từ cảm biến ảnh này.
Với chất lượng như trên, đến giờ chắc chắn Sony sẽ không phải lo ngại rằng một ngày nào đó cảm biến máy ảnh tự chế của anh chàng này có thể soán ngôi đầu của họ trong làng nhiếp ảnh thế giới. Có lẽ mọi chuyện sẽ khác nếu Hodgins có một phòng thí nghiệm nhiều triệu USD cùng các cỗ máy tiên tiến nhất hiện nay.
Sean Hodgins và quá trình tự chế cảm biến máy ảnh của mình
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4