(NLĐO) - Hội đồng châu Âu đang họp tại Brussels - Bỉ xem xét các khả năng hạn chế với trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT.
ChatGPT đã và đang tạo nên cơn sốt trên toàn cầu sau khi ra mắt ngày 30-11-2022. Nó là một chương trình kết hợp với AI để tương tác với con người. Chương trình sử dụng thuật toán chọn từ dựa trên bài học rút ra từ việc quét hàng tỉ đoạn văn bản trên internet. Từ đó, cho phép máy tính trò chuyện và đáp ứng những câu hỏi từ phía người dùng trong thời gian thực.
Do đó, người ta có thể yêu cầu ChatGPT thực hiện loạt nhiệm vụ, chẳng hạn như thu thập thông tin, sửa mã máy tính bị hỏng, tạo lời rap theo phong cách Snoop Dogg, soạn kịch bản cho các cảnh giả định, viết các bài luận và thậm chí còn được thẩm phán sử dụng để hỗ trợ xét xử tại toà...
Tuy được đánh giá cao với khả năng trả lời các câu hỏi và tương tác giống con người nhưng sản phẩm của công ty OpenAI (Mỹ) vẫn tạo ra các mối lo về việc bị kẻ xấu lợi dụng.
ChatGPT có thể trao đổi trực tiếp với người dùng trong thời gian thực. Ảnh minh họa: Time
Chuyên trang Gizchina cho hay Hội đồng châu Âu đang họp tại Brussels - Bỉ để xem xét các khả năng hạn chế với ChatGPT.
Ủy viên thị trường nội bộ của Liên minh châu Âu (EU) Breton Thierry nói rằng khối cần phải đưa ra các quy tắc mới cho công nghệ AI trước sự nổi lên nhanh chóng của các công cụ hỗ trợ thông minh như ChatGPT.
"Bên cạnh những lợi ích mà trí tuệ nhân tạo của ChatGPT mang lại, nó cũng đã gây ra một số lo ngại vì nó có thể dễ dàng được sử dụng để lừa đảo, lạm dụng giáo dục" - ông lưu ý. Do đó, ông Breton cho rằng cần nhanh chóng có quy định và các tiêu chuẩn toàn cầu cho ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo.
"Các cơ quan liên quan đang làm việc với Hội đồng EU và Nghị viện châu Âu để làm rõ hơn các quy định trong Luật AI. Mọi người sẽ cần được thông báo rằng họ đang làm việc với một chatbot chứ không phải con người. Tính minh bạch cũng rất quan trọng đối với nguy cơ sai lệch và thông tin sai lệch" - ông Breton nhấn mạnh.
Thực tế, EU từ lâu đã chú ý đến các quy tắc và quy định mới cho công nghệ AI. Mục tiêu chính của hệ thống này là giữ cân bằng giữa lợi ích và những rủi ro tiềm ẩn mà AI có thể gây ra đối với các quyền cơ bản của con người, chẳng hạn như quyền riêng tư và không bị phân biệt đối xử.
Các quy định của Liên minh châu Âu sẽ liên quan đến việc sử dụng dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư nhưng không chặn trực tiếp các công cụ trí tuệ nhân tạo.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín