Ngày này cách đây 25 năm (6/8/1991), website đầu tiên tr6n thế giới đã được ra đời bởi Berners-Lee - cha đẻ của World Wide Web.
Vào ngày này cách đây 25 năm (06 tháng 8 năm 1991), trang web đầu tiên trên thế giới đã chính thức được phát hành rộng rãi từ một phòng thí nghiệm thuộc dãy núi Alps của Thụy Sĩ.
Trang web được tạo ra bởi Sir Tim Berners-Lee - người được xem là cha đẻ của World Wide Web (WWW) – và được dành riêng để cung cấp các thông tin về dự án World Wide Web.
Trang web đầu tiên trên thế giới chạy trên máy tính NeXT của tổ chức European Organization for Nuclear Research (CERN). Sau hơn hai thập kỷ, mọi người vẫn có thể truy cập vào trang web này.
Địa chỉ đầu tiên của trang web là: "http://info.cern.ch/hypertext/WWW/TheProject.html".
Trang web này được tạo ra với mục đích học tập (giải thích cho mọi người về cách thức tạo ra một trên web) nên ngay từ đầu nó đã cho phép tất cả mọi người truy cập một cách miễn phí.
Berners-Lee đã viết về HyperText Transfer Protocol (HTTP) – cách thức giúp lan truyền thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống máy tính, cũng như HyperText Markup Language (HTML): ngôn ngữ dùng để thiết kế trang web đầu tiên trên thế giới.
Ông muốn tạo ra một nơi giúp mọi người trên thế giới chia sẻ thông tin thông qua một "hệ thống thông tin liên kết phổ biến" – trong đó một mạng lưới các tài liệu (trang web) liên kết với nhau để giúp người dùng điều hướng chính xác đến thông tin mà họ cần.
Và như vậy là khái niệm của World Wide Web đã ra đời: "World Wide Web là mạng lưới nguồn thông tin cho phép ta khai thác thông qua một số công cụ, chương trình hoạt động dưới các giao thức mạng".
Berners-Lee ban đầu đề xuất ý tưởng cho một mạng lưới chia sẻ thông tin máy tính toàn cầu vào năm 1989 khi ông là lập trình viên tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ.
World Wide Web được viết trên một máy tính NeXT được sản xuất bởi công ty của huyền thoại Steve Jobs (thành lập sau khi ông bị đuổi khỏi Apple năm 1985).
Berners-Lee cho biết: "Chúng tôi đã mua một chiếc máy tuyệt vời, máy tính NeXT. Nó được tạo ra bởi Steve Jobs khi ông bị đuổi khỏi Apple (1995)… nó thật sự là một môi trường tốt cho để phát triển.
Khi bạn bật máy tính lên, bạn nhận ngay được một lời nhắn từ Steve Jobs: Chào mừng bạn đến với NeXT. Nó hoàn hảo cho việc thiết kế web".
Vào ngày ra mắt của website này (6/8/1991), Berners-Lee đã dán một ghi chú vào phía trước máy tính NeXT của mình: "Đây là máy chủ. Không được tắt nguồn".
Khi Berners-Lee đã tạo ra World Wide Web, ông chỉ đơn giản muốn tạo ra một công cụ giúp các nhà khoa học chia sẻ thông tin một cách dễ dàng hơn. Ông không thể ngờ rằng các trang web sẽ trở thành phương tiện mạnh mẽ nhất trên thế giới để phổ biến kiến thức, thông tin liên lạc và thương mại.
Tuy nhiên, trước khi qua đời ở tuổi 61 hồi tháng trước, Berners-Lee đã bày tỏ sự hối tiếc về phát minh của mình khi cho rằng internet ngày nay đã chuyển thành một "mạng lưới giám sát lớn nhất thế giới".
New York Times dẫn lời Berners-Lee cho biết: "Ngày nay, web kiểm soát những gì mọi người nhìn thấy, tạo ra cơ chế giúp mọi người tương tác. Nó rất tuyệt nhưng cũng tồn tại không ít vấn đề như phần mềm gián điệp, hành động chặn truy cập vào trang web, điều hướng sai đến các trang web không mong muốn…".
Các mô hình web dựa trên các trung tâm máy chủ và các địa chỉ IP có thể dễ dàng bị chặn hoặc theo dõi. Do đó, Berners-Lee đã tìm cách phân cấp toàn bộ web hiện tại.
Ông nói: "Vấn đề chúng ta đang có là sự thống trị của một công cụ tìm kiếm, một mạng xã hội lớn, một tiểu blog Twitter…Chúng ta không vấn đề gì với công nghệ, cái chúng ta đang phải đối mặt là một vấn đề xã hội".
Tham khảo: Thehackernews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"