Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời của con người thiên tài này.
Nếu bạn đã thức dậy mà nghĩ mình sẽ có một ngày bình thường, hãy thêm vào chút ý nghĩa để thưởng thức nó. Hôm nay, 14 tháng 3 là ngày sinh của nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein. Ông cũng chia sẻ sinh nhật của mình với ngày mà cả thế giới đặt làm kỷ niệm cho con số Pi kì diệu và vô tận.
Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại của mọi thời đại
Albert Einstein, được sinh ra ngày 14 tháng 3 năm 1879, trong một gia đình gốc Do Thái tại Ulm, Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp khoa học từ rất sớm. Einstein viết bài báo khoa học đầu tiên từ khi còn là một thiếu niên. Cho đến năm 1905, ông xuất bản tác phẩm ảnh hưởng đầu tiên đã làm nên danh tiếng của mình: Thuyết tương đối hẹp với phương trình nổi tiếng E =mc2. Năm 1921, Einstein giành giải Nobel vật lý.
Trong khi những công trình khoa học của Einstein đã trở thành huyền thoại, còn rất nhiều điều thú vị mà bạn có thể biết xung quanh cuộc đời của ông. Thời còn nhỏ, cậu bé Einstein đã là một người như thế nào? Cậu ta quan tâm đến điều gì và làm gì vào thời gian rảnh? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời của con người thiên tài này. Cùng với đó là một số sự thật thú vị về con số Pi, trong một ngày đặc biệt dành cho nó và cả Einstein.
Einstein là một cậu bé chậm nói
Cậu bé Einstein đã không thể sử dụng ngôn ngữ ngay cả khi sau 2 tuổi
Sự thật là bố mẹ ông đã rất lo lắng về điều này và đã cho ông đi khám nhiều lần. Einstein đã không thể sử dụng một từ ngữ nào, ngay cả khi đã hơn 2 tuổi. Cậu bé biết nói chậm hơn những đứa trẻ cùng trang lứa, và ngay cả khi đó, Einstein cũng sử dụng ngôn ngữ thiếu tự nhiên. Những người trong nhà rất lo lắng. Nhưng không ai biết rằng họ đang bế trên tay một thiên tài.
Trên thực tế, tiểu sử của Einstein có nhiều ý kiến xuất phát từ người giúp việc trong gia đình cậu bé. Bà đã nghĩ cậu là một người đần độn. Tuy nhiên, trong khi chậm chạp với ngôn ngữ, tia lửa đầu tiên đã lóe lên với cuộc đời vị thiên tài. Năm 5 tuổi, cha Einstein tặng cho cậu bé một chiếc la bàn. Einstein đã rất thích thú và theo đuổi một niềm đam mê với từ trường sau này.
Sự thật thú vị về Ngày số Pi: “Pi Day” hay Ngày số Pi được kỷ niệm trên toàn thế giới vào ngày 14 tháng 3. Tuy nhiên, sự kỷ niệm được tính bắt đầu từ 01:59. Kết hợp các con số này, bạn sẽ có 3,14159. Đó là phần đầu tiên của số Pi.
Einstein không thích thú với trường học
Chàng trai trẻ này không hứng thú với phương pháp giảng dạy của trường học
Mặc dù vậy, ông vẫn là một học sinh giỏi trong môn toán và khoa học. Điều khiến Einstein không hài lòng đến từ cách giảng dạy mà ông nhận được. “Gần như là một phép lạ mà các phương pháp giảng dạy hiện đại vẫn chưa bóp chết sự tò mò”, Einstein nói trong một nhận xét sau này. Ông cực kỳ lên án phương pháp giảng dạy giáo điều và học thuộc lòng, từ khi còn là một sinh viên.
Thực tế rằng, nhiều kiến thức quan trọng của Einstein, ông học được phía bên ngoài trường học. Chú của ông, Jakob, đã dạy cho ông đại số. Một sinh viên Do Thái, Max Talmud cũng đã dạy Einstein rất nhiều thứ. Anh ta thường ghé nhà Einstein và ăn tối ở đó hàng tuần. Bên cạnh, mang cho Einstein những cuốn sách về con người, khoa học tự nhiên và cả công trình triết học của Immanuel Kant và David Hum.
Sự thật thú vị về Ngày số Pi: Mr. Spock trong bộ phim Star Trek biết rõ về sự vô tận của số Pi. Để ngăn cản một mã độc trong máy tính tàu Enterprise, Spock đã lập trình nó “tính toán đến con số cuối cùng của Pi”. Điều này khiến nó chẳng bao giờ làm xong việc để có thể gây hại.
Einstein đam mê âm nhạc suốt cuộc đời ông
Einstein đam mê nhạc cổ điển
Những năm 6 tuổi, Einstein đã học violin. Mẹ ông là người đã hướng ông đến điều này. Những tác phẩm nhạc cổ điển đã nhanh chóng chinh phục được niềm yêu thích của cậu bé, đặc biệt là những bản nhạc của Wolfgang Mozart. Einstein đã từng nói: “Âm nhạc của Mozart là tinh khiết và tươi đẹp. Tôi xem nó như một sự phản chiếu vẻ đẹp nội tâm của vũ trụ”.
Càng lớn lên, Einstein càng thể hiện được tài năng trong âm nhạc. Ông đã có thể chơi nhiều bản nhạc rất thành thạo. Năm 17 tuổi, Einstein chơi một bản nhạc của Beethoven trong cuộc thi ở trường. Tiết mục đã nhận được rất nhiều lời khen. Một trong số đó nói Einstein “có màn trình diễn tỏa sáng trong một sự cảm nhận sâu sắc”.
Tất nhiên, đây không phải là một lời khen tâng bốc. Ai mà biết cậu bé ấy sau này mới trở thành một thiên tài khoa học. Và cũng bởi vậy, Einstein chỉ coi âm nhạc như một nguồn vui cho mình sau này mà không phát triển sự nghiệp theo hướng nghệ thuật.
Sự thật thú vị về Ngày số Pi: Nhà toán học Hy Lạp cổ đại, Archimedes chính là một trong những học giả đầu tiên tính toán số Pi. Truyền thuyết kể lại rằng Archimedes thực hiện công việc này cho đến cả giây phút ông lìa đời. Ông nói với lính La Mã: “Đừng chạm vào vòng tròn của tôi!”, sau đó bị chặt đầu.
Einstein có một người con gái bí mật
Einstein và Mileva Maric đã có một con gái khi chưa kết hôn
Không ai thực sự biết điều gì đã xảy ra với cô. Đó là kết quả của mối tình giữa Einstein và Mileva Maric năm 1902. Con gái của họ được đặt tên là Lieserl. Khi cô bé được hạ sinh, cả Einstein và Mileva vẫn còn độc thân. Về sau họ chia cách nhau và đoàn tụ trở lại, nhưng Mileva không dẫn theo Lieserl.
Rất nhiều lời đồn đoán về số phận cô bé: từ việc được nhận nuôi bởi người thân, nhận làm con nuôi người khác cho đến chết vì bệnh tật. Tuy nhiên, chẳng ai biết chắc gì về những giả thuyết này. Einstein và Mileva sau đó cũng kết hôn và họ có hai con trai, Hans Albert và Eduard, nhưng rồi lại li dị năm 1919.
Sự thật thú vị về Ngày số Pi: Nhiều bộ óc vĩ đại của lịch sử bị cuốn hút bởi số Pi. Trong đó bao gồm: Leonardo da Vinci, người cố gắn xấp xỉ con số và Isaac Newton, người đã tính số Pi đến 16 chữ số thập phân.
Không chỉ là nhà khoa học, Einstein còn đam mê vấn đề xã hội
Einstein ở New York năm 1921
Einstein có cuộc sống rất yên bình trong suốt những năm Thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên, với nguồn gốc Do Thái của mình, ông đã trải qua một chặng đường khó khăn gây ra bởi chính sách bài Do Thái của Đức Quốc Xã, trong Thế chiến thứ hai.
Einstein bắt đầu lên tiếng về việc tạo một quê hương riêng cho người Do Thái ở Palestine. Ông đến thăm Hoa Kỳ trong những năm 1920 để gây quỹ cho những gì mà bây giờ trở thành Đại học Hebrew, Israel. Năm 1952, Einstein được mời làm tổng thống Israel nhưng ông đã từ chối.
Einstein cũng là người ủng hộ phong trào Dân quyền ở Mỹ. Trong những năm 1940, ông đã viết một tiểu luận mang tên “The Negro Question” nêu lên thực trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Ông cũng gọi đó là quốc gia của mình, khi đã nhập tịch Hoa Kỳ năm 1940. Einstein nhận xét phân biệt chủng tộc là “căn bệnh tồi tệ nhất” của đất nước.
Theo Biography
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời