Với sức mạnh tài chính, nhân lực hùng hậu, Viettel tuyên bố triển khai 36.000 trạm thu phát sóng 4G phủ toàn quốc. Dường như Viettel không có đối thủ trong cuộc đua về số lượng trạm 4G, điều này khiến các nhà mạng khác phải tìm chiêu mới để cạnh tranh.
Viettel chọn cách đi ngược dòng khi triển khai mạng 4G "khủng"
Sáng nay, 18/4/2017, Viettel chính thức khai trương mạng 4G. Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, chỉ trong 6 tháng, Viettel sẽ xây dựng xong gần 36.000 trạm thu phát sóng 4G. Như vậy, chỉ sau hơn 6 tháng triển khai rầm rộ, mạng 4G của Viettel đã có mặt rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, phủ sóng tới 704 quận, huyện, tương đương với gần 99%, huyện của Việt Nam.
Điểm đặc biệt nhất trong chiến dịch triển khai trạm 4G lần này là chỉ trong 6 tháng, Viettel đã xây dựng được hạ tầng 4G lớn hơn cả hạ tầng 3G đã làm trong suốt 8 năm. Viettel sẽ phủ sóng tới 95% dân số Việt Nam, ở nhiều nơi là vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo cũng có sóng 4G.
“Để có thể triển khai trong một thời gian ngắn với số lượng trạm phát sóng lớn như vậy, trước hết phải nói đến tầm nhìn của lãnh đạo Tập đoàn. Đây không chỉ là hạ tầng để dành cho hoạt động kinh doanh mà chúng tôi hiểu rằng, đây là hạ tầng giúp phổ cập truy cập Internet băng rộng của quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không phải là cuộc cách mạng về công nghệ, mà đó là cuộc cách mạng của những ứng dụng. Ai nhìn thấy cơ hội thì người đó sẽ chiến thắng. Viettel xây dựng hạ tầng mạng 4G rộng khắp để giúp 90 triệu người dân Việt Nam, ai cũng có thể nhìn thấy cơ hội ấy. Chính vì tầm nhìn như vậy mà các kế hoạch đầu tư, mua sắm đều được thực hiện với số lượng lớn, cả bộ máy cùng ăn ngủ với dự án 4G. Thậm chí, chúng tôi còn đặt mình trong tình trạng khẩn cấp. Mọi ưu tiên đều được dành cho dự án 4G”, ông Tào Đức Thắng chia sẻ.
Ông Tào Đức Thắng cho hay, ngoài ra, để có thể triển khai được nhanh như vậy, cần nói đến sự chuẩn bị từ trước đó rất lâu về hạ tầng. Hiện nay, Viettel là doanh nghiệp có hạ tầng cáp quang lớn nhất Việt Nam, tổng chiều dài cáp quang của Viettel riêng tại thị trường Việt Nam đủ để quấn hơn 8 vòng quanh trái đất, cáp quang đã về tới tận xã. Đó chính là nền tảng hạ tầng để Viettel triển khai 4G.
Bình luận về chiến lược triển khai 4G của Viettel, các nhà cung cấp thiết bị 4G cũng thừa nhận các nhà mạng trên thế giới không làm như vậy. Thông thường các nhà mạng trên thế giới sẽ triển khai 4G theo hình thức "vết dầu loang" đánh từ thành thị ra nông thôn để tối ưu lợi nhuận và phục vụ nhu cầu khách hàng ở những vùng có nhu cầu cao trước. Thế nhưng, Viettel chọn cách đánh hoàn toàn khác bởi ngay lập tức triển khai một mạng 4G toàn quốc.
VNPT đang sử dụng đấu pháp "lấy đoản binh để đấu trường trận"?
Một câu hỏi đặt ra ở thời điểm này khi Viettel chính thức khai trương mạng 4G “khủng” thì các nhà mạng khác sẽ tung ra “át chủ bài” ra sao? Nếu xét về tiềm lực có lẽ chỉ VNPT có thể theo một cuộc chơi trực diện với Viettel và thực tế chỉ có VNPT đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ nhất về 4G sau Viettel.
Hồi tháng 10/2016, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của VNPT cho biết, từ tháng 1/2016, VNPT đã thử nghiệm thành công 4G/LTE-A về khả năng kỹ thuật. VNPT cam kết triển khai nhanh nhất mạng 4G trên toàn quốc có chất lượng tốt nhất để cung cấp cho khách hàng. Năm 2017, VNPT cam kết triển khai đến 63 tỉnh thành, phủ sóng 4G đến tận huyện lỵ, khu du lịch… đảm bảo vùng phủ sóng 4G rộng khắp. VNPT sẽ triển khai nhanh 21.000 trạm 4G.
Trước đó, ông Lương Mạnh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc VNPT, Chủ tịch VNPT VinaPhone cho rằng nếu đua tranh ở công nghệ 2G và 3G thì cơ hội để VinaPhone thay đổi thứ hạng trên thị trường sẽ rất khó khăn, nhưng 4G sẽ là cơ hội để VinaPhone bứt phá.
Từ những tuyên bố của người đứng đầu VNPT thì dường như VNPT xác định 4G sẽ là cuộc đối đầu với Viettel. Thế nhưng, những động thái gần đây cho thấy VNPT đã chuyển chiến lược khi không chọn cách đánh rầm rộ trực diện với Viettel. Một chuyên gia trong lĩnh vực này phân tích rằng, VNPT đang chuyển từ sử dụng “trường trận sang đoản binh”. Bằng chứng là thay vì khai trương rầm rộ mạng 4G thì VNPT chọn giải pháp khai trương 4G ở từng địa phương. Có lẽ đây là bước đi phù hợp trước một đối thủ Viettel quá mạnh.
Sau Phú Quốc (Kiên Giang), Bình Dương, VNPT vừa khai trương dịch vụ 4G tại tỉnh Cà Mau, chính thức mang các tiện ích của 4G tới người dùng tại đây. Với việc sử dụng công nghệ 4G tiên tiến nhất hiện nay (LTE-Advanced), mạng 4G của VNPT cho tốc độ trung bình nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ 3G hiện nay, đem đến những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho người dùng di động, đặc biệt là khi xem các video chất lượng cao, livestream hay chơi game 3D online. Những trải nghiệm này chắc chắn sẽ giúp VNPT tiếp tục được các thuê bao tại Cà Mau tin tưởng và lựa chọn.
VNPT cho biết, hiện nay nhà mạng này đã gần như hoàn thành giai đoạn 1 của đề án phủ sóng 4G tại 12 tỉnh thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu. Mặc dù mới chính thức khai trương dịch vụ tại một vài tỉnh thành song người dùng đã có thể đổi SIM và sử dụng 4G tại tất cả 12 tỉnh thành nói trên.
Đại diện VNPT khẳng định, song song với việc tối ưu hoá chất lượng 4G tại những địa bàn đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ, VNPT đang tập trung nguồn lực triển khai giai đoạn 2 của đề án phủ sóng 4G. Dự kiến từ nay tới cuối tháng 5, VNPT sẽ bổ sung thêm hơn 3.000 trạm thu phát sóng 4G, đảm bảo phương châm: “Ở đâu có VinaPhone 4G, ở đó VinaPhone 4G là tốt nhất”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI