Hòn đảo hoang kỳ lạ của Nhật Bản: Từ thành phố thiên đường giàu có bậc nhất đến nơi bị lãng quên trong phút chốc
Đảo Hashima từng là vùng đất mơ ước của bao người, cho đến khi chính con người lại tự bỏ trốn khỏi nơi đây.
Hòn đảo Hashima nằm cách tỉnh Nagasaki khoảng 15km, có diện tích khoảng 6,3 ha. Tại Nhật Bản, đây là một hòn đảo nổi tiếng, vừa vì cảnh quan, vừa vì câu chuyện của nó. Nơi đây từng được gọi là "thiên đường trên biển" nhưng rồi giờ lại trở thành một thành phố ma hoang tàn. Giờ đây, Hashima trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2015.
Hòn đảo nhân tạo kiểu mẫu
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khu vực xung quanh đảo Hashima được phát hiện là có chứa nguồn than đá dồi dào bên dưới. Tập đoàn Mitsubishi - một nhà tư bản quyền lực và giàu có bậc nhất đất nước đã mua lại hòn đảo với giá 10 vạn yên vào năm 1890.
Mitsubishi sau đó đã biến Hashima thành một hòn đảo nhân tạo vô cùng xinh đẹp. Cả hòn đảo đã được bê tông hóa với những tòa nhà chọc trời hiện đại nhất thời đó. Tòa nhà bê tông kiên cố đầu tiên tại Nhật chính là được xây ở Hashima chứ không phải Tokyo hay bất kỳ thành phố lớn nào trên đất liền. Sau đó, bệnh viện, trường học, khu dân cư hiện đại cũng mọc lên san sát.
Hashima nhỏ bé nhưng từng có hơn 5.000 người ở
Chỉ mất 10, 20 năm, Hashima từ một hòn đảo nhỏ không ai biết đến đã trở thành thành phố có mật độ dân số lớn nhất thế giới đương thời và có 5.200 người dân. Nó trở thành biểu tượng cho sự giàu có, phát triển, xa hoa của Nhật Bản sau tổn thất chiến tranh. Đảo Hashima trở thành vùng đất hứa dành cho các công nhân đến khai thác mỏ.
Vào thời điểm thịnh vượng, Hashima được ca tụng là "thiên đường trên biển". Mọi gia đình sống trên Hashima đều có điều kiện, có tivi, tủ lạnh, mức sống ở mức cao hơn hẳn trung bình. Khu đô thị kiểu mẫu có đầy đủ mọi thứ không kém thành phố lớn trên đất liền.
Hashima từng là biểu tượng quan trọng của thời đại công nghiệp hóa
Biến thành đảo hoang trong phút chốc
Ngỡ tưởng sẽ trở thành vùng đất thiên đường, số phận sau đó của đảo Hashima lại trở nên vô cùng khác với kế hoạch ban đầu.
Chính sự phát triển quá nhanh chóng, thu hút quá nhiều người mà đảo Hashima đã... chết. Là nơi có mật độ dân số lớn nhất thế giới bấy giờ, Hashima có mật độ gấp 10 lần Tokyo. Vậy nên khi chia ra, mỗi người dân trên đảo chỉ được ở trong diện tích chuẩn 9,9m2.
Những khối bê tông san sát khiến người ta ngộp thở
Vì những căn nhà quá nhỏ bé và chật chội, người ta bắt đầu thấy ngột ngạt và khó chịu. Thêm vào đó, vì là hòn đảo ở nơi hoang vắng nên đây cũng giống như một nhà tù biệt lập, không có kết nối với thế giới bên ngoài.
Nhưng lý do khiến cư dân bỏ trốn khỏi Hashima nhiều nhất là do vấn đề công việc. Việc khai thác dưới hầm mỏ đã khiến các công nhân kiệt sức nhanh chóng. Rất nhiều vụ tai nạn lao động cũng đã xảy ra khiến mọi người càng thêm sợ hãi.
Hashima giàu có nhưng lại bị giết chết bởi sự phồn hoa đó
Dù được trả mức lương vô cùng cao, các công nhân khai thác mỏ phải chịu một cuộc sống như địa ngục tại nơi được ca ngợi là "thiên đường". Không khí đầy khí độc của hầm mổ cũng là nguyên nhân làm con người nơi đây sinh ra bí bách, ngột ngạt, không thể sống nổi. Vậy nên chỉ trong thời gian rất ngắn, người ta đành phải "bỏ của chạy lấy người", chạy trốn khỏi thành phố kiểu mẫu Hashima.
Đầu năm 1974, Mitsubishi tuyên bố đóng cửa hòn đảo Hashima. Kể từ đó, hòn đảo này bị bỏ hoang, không còn có người ở. Đầu thế kỷ 21, tập đoàn tài phiệt trả hòn đảo về cho nhà nước.
Khung cảnh tan hoang của thiên đường huy hoàng năm xưa
Hiện tại, đảo Hashima đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản. Nó được gọi là "hòn đảo ma" với những tòa nhà, cả khu đô thị vẫn còn đó, nhưng phủ một màu rêu phong hoang tàn vừa ghê rợn lại vừa kích thích trí tò mò. Hashima còn trở thành nơi quay phim yêu thích của không ít các đạo diễn phim kinh dị, hành động.
Nguồn: History of Yesterday
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI