Do những ông lớn trong ngành smartphone Trung Quốc hiện nay cũng gặp khó khăn bởi thị trường di động đã đến giai đoạn bão hòa nên họ buộc phải mở rộng thị phần sang các khách hàng tầm trung và thu nhập thấp, qua đó cạnh tranh và đè bẹp nhiều công ty nhỏ.
Cách đây 4 năm, hãng sản xuất smartphone giá rẻ Dakele tại Trung Quốc đã cho ra mắt dòng sản phẩm điện thoại thông minh đầu tiên của mình và nhanh chóng nhận được hưởng ứng từ người tiêu dùng.
Doanh số bán hàng tăng trưởng 100% trong năm sau đó và thương hiệu Dakele được nhiều người biết đến như là một công ty địa phương dám thách thức iPhone ở Trung Quốc.
Sản phẩm trên của Dakele chỉ có giá 160 USD và được ra mắt chỉ 4 tháng sau khi công ty được thành lập. Với thành công của sản phẩm đầu tiên, Dakele nhanh chóng trở thành một trong những đối thủ tiềm tàng của ông lớn Xiaomi và Huawei.
Trớ trêu thay, thị trường smartphone giá rẻ bắt đầu bão hòa và xì hơi sau những năm tăng trưởng nóng. Cạnh tranh trên thị trường này ngày càng gay gắt khi Huawei chi 300 triệu USD cho các chiến dịch quảng cáo của mình còn Xiaomi giảm giá thành sản phẩm đồng thời bắt chiếc những công nghệ tiên tiến đang thịnh hành trên thị trường.
Những rắc rối với nhà cung cấp và việc gọi vốn thất bại đã buộc startup non trẻ Dakele phải đóng cửa vào tháng 3/2016.
Đây không phải là trường hợp duy nhất tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ sự xi hơi bóng bóng thị trường smartphone giá rẻ. Nhiều chuyên gia phân tích dự đoán khoảng một nữa trong số 300 nhà sản xuất smartphone giá rẻ hiện nay ở Trung Quốc có thể sẽ phải đóng cửa trong 12 tháng tới do cạnh tranh gay gắt, suy giảm doanh số và kinh tế giảm tốc.
CEO Ding Xiuhong của Dakele nhận định ngành công nghiệp smartphone đang thay đổi một cách nhanh chóng và “tàn nhẫn” hơn so với nhiều dự đoán. Với tư cách là một startup trong làng công nghệ, Dakele không thể tìm thấy nhiều chiến lược và phương pháp để có thể vượt qua những thử thách đó.
Bong bóng smartphone
Ngành công nghiệp điện thoại di động của Trung Quốc đã bùng nổ trong thời kỳ đầu của thập kỷ này khi thu nhập của người dân gia tăng và giá các thiết bị như chip điện tử hay màn hình giảm mạnh. Hàng trăm thương hiệu điện thoại từ lớn như Huawei, Lenovo và Xiaomi đến nhỏ như Dakele, Tecno Mobile và Gionee đã ra đời.
Số liệu của hãng Canalys cho thấy doanh số bán smartphone tại Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần trong khoảng 2010-2012. Mức vốn hóa của ông lớn Xiaomi nhanh chóng đạtn 45 tỷ USD và doanh nghiệp này thậm chí bắt đầu vươn ra những thị trường quốc tế như Ấn Độ. Trong khi đó, Levono tốn tới 2,91 tỷ USD để mua lại mảng di động Motorola Mobility để tiếp cận với thị trường quốc tế.
Trong năm 2011, chỉ có 2 trên 10 thương hiệu điện thoại hàng đầu tại thị trường Trung Quốc là của các doanh nghiệp nội địa, nhưng con số này đã tăng lên thành 8 thương hiệu vào năm 2015.
Dẫu vậy, bữa tiệc smartphone cuối cùng rồi cũng đến hồi kết khi điện thoại di động giá rẻ không còn là điều mới mẻ tại Trung Quốc.
Hầu hết những hãng sản xuất nội địa đều nhắm đến nhóm khách hàng tầm trung hoặc có thu nhập thấp, trong khi nhóm người tiêu dùng này không thường nâng cấp điện thoại hay mua mới như khách hàng cao cấp sử dụng Apple hoặc Samsung.
Xì hơi
Theo hãng tin Bloomberg, các cửa hàng bán điện thoại và phụ kiện tại Trung Quốc đang là những người nhận ra sự thay đổi này nhiều nhất khi doanh số không còn tăng mạnh như trước và số lượt khách hàng đến mua sản phẩm cũng thưa thớt hơn.
Nguyên nhân chính cho tình trạng này là sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc khi tăng trưởng năm ngoái của nước này ở mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Tăng trưởng doanh số bán smartphone tại Trung Quốc cũng chỉ đạt 2%, mức thấp kỳ lục theo ghi nhận của hãng Canalys trong khi tỷ lệ này năm 2011 đạt mức 150%.
Hãng nghiên cứu Counterpoint Research nhận định việc có quá nhiều thương hiệu và dư thừa nguồn cung smartphone giá rẻ sẽ khiến nhiều startup nhỏ trong ngành này phải phá sản, qua đó khiến những ông lớn như Xiaomi và Huawei bành trướng thêm thị phần.
Trong năm 2015, thị phần của 2 ông lớn là Xiaomi và Huawei đã đạt 30% tại Trung Quốc, lớn hơn thị phần của cả Apple và Samsung là 22%.
Hãng Gartner cho rằng do những ông lớn trong ngành smartphone hiện nay cũng gặp khó khăn bởi thị trường di động đã đến giai đoạn bão hòa nên họ buộc phải mở rộng thị phần sang các khách hàng tầm trung và thu nhập thấp, qua đó cạnh tranh và đè bẹp nhiều công ty nhỏ.
Doanh số của Xiaomi đã tăng mạnh từ 181.000 chiếc điện thoại năm 2011 lên 64,9 triệu chiếc năm 2015. Trong khi đó, doanh số của Huawei cũng tăng gấp 7 lần cùng thời kỳ lên 63 triệu chiếc.
Trước việc có quá nhiều đối thủ trên sân nhà, nhiều hãng điện thoại Trung Quốc đã hướng ra thị trường quốc tế như một hướng đi mới cho ngành smartphone.
Hiện Xiaomi đang có 3,2% thị phần tại Ấn Độ, cao hơn so với mức 0,9% của Apple tại đây.
Hãng công nghệ Transission Holdings với các thương hiệu nổi tiếng như Tecno Mobile, ITEL Mobile và Infinix Mobility hiện đang có 2,600 nhân viên tại Châu Phi trong tổng số 8.000 nhân viên của hãng. Trong năm 2016, công ty này dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 80 triệu thiết bị với 35% là smartphone sang thị trường châu lục đen.
“Chúng tôi có lợi thế là người đầu tiên tiếp cận thị trường tại Châu Phi. Nếu chúng tôi vẫn còn cạnh tranh ở Trung Quốc, có lẽ chúng tôi đã phá sản”, ông Jason Liu, giám đốc marketing của Transission nói.
Theo Trí thức trẻ/CafeBiz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming