Đây là chip modem 5G đầu tiên trên thế giới có thể hỗ trợ đồng thời cả hai kiến trúc mạng 5G NSA và SA.
Cách đây vài tháng, Phó Giám đốc Hu Houkun của Huawei đã tiết lộ rằng những chiếc smartphone 5G đầu tiên của nhà sản xuất Trung Quốc này sẽ được ra mắt vào giữa năm 2019. Những chiếc smartphone này sẽ trang bị chip Kirin 980, tuy nhiên sử dụng chip modem hoàn toàn mới có hỗ trợ 5G.
Theo báo cáo của Reuters, vừa mới đây thì Huawei đã chính thức ra mắt con chip modem 5G của mình. Con chip modem này có tên gọi là Balong 5000, được Huawei khẳng định là mạnh nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên mạnh như thế nào thì chúng ta vẫn chưa rõ.
Richard Yu, người đứng đầu bộ phận khách hàng của Huawei, cho biết trong sự kiện ra mắt tại Bắc Kinh: “Đây là chip modem 5G đầu tiên trên thế giới có thể hỗ trợ đồng thời cả hai kiến trúc mạng 5G NSA và SA”. Do đó Balong 5000 có thể hỗ trợ cả mạng 2G, 3G, 4G và 5G.
Kiến trúc mạng SA (độc lập) dựa trên việc xây dựng những trạm gốc mới, sử dụng một cơ sở hạ tầng hoàn toàn mới. Trong khi đó kiến trúc mạng NSA (không độc lập) dựa trên việc sử dụng hạ tầng cơ sở 4G hiện có.
Chip modem 5G Snapdragon X50 LTE của Qualcomm có thể đạt tốc độ tải dữ liệu tối đa 5Gb/s, không hỗ trợ kiến trúc SA và chuẩn FDD. Trong khi đó, Balong 5000 là chip modem đầu tiên có thể đạt tốc độ tải 6.5Gb/s với băng tần cao và băng tần mở rộng được hỗ trợ tại Trung Quốc.
Nói một cách đơn giản, chip modem 5G Balong 5000 của Huawei có thể đem đến trải nghiệm với tốc độ cao hơn gấp 10 lần 4G LTE.
Tuy nhiên Huawei không có ý định bán riêng những con chip modem 5G này cho các nhà sản xuất khác, để cạnh tranh với Intel hay Qualcomm. Những con chip 5G Balong 5000 sẽ chỉ được sử dụng trong các thiết bị của Huawei, hứa hẹn sẽ được tích hợp trên smartphone 5G đầu tiên ra mắt vào giữa năm 2019.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI