Huawei tạo ra hệ điều hành cho riêng mình là việc làm vô ích - Chia sẻ của những người đã từng làm điều tương tự
Xây dựng một hệ sinh thái hoàn toàn mới không phải cứ có tiền là làm được!
Theo giới chuyên gia trong ngành, thì việc Huawei xây dựng một hệ điều hành mới để thay thế Android trên các smartphone của họ là một nhiệm vụ bất khả thi.
Việc xây dựng nên một hệ thống hoàn chỉnh không hề khó khăn, điểm khó nằm ở việc xây dựng các phần mềm mà người dùng đã quá quen thuộc trên Android hoặc iOS. Theo Andreas Gal, CTO của Mozilla - người đã từng đứng đầu dự án chế tạo hệ điều hành Firefox OS thì đó là một "thử thách cực kỳ lớn".
Huawei mới đây đã thông báo rằng sẽ đẩy nhanh tiến độ tạo ra hệ điều hành cho riêng mình, sau khi bị chính phủ Mỹ cấm sử dụng các phần mềm, linh kiện từ nước này, trong đó có hệ điều hành Google Android đang chạy trên tất cả các smartphone của hãng.
Trong quá khứ cũng đã có nhiều hãng muốn làm điều tương tự. Vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, những công ty như Commodore, Be, và Next cùng với coder nổi tiếng Linus Torvalds đều muốn tạo ra các hệ điều hành để cạnh tranh với Windows của Microsoft. Hay gần đây thì các hãng như BlackBerry, Palm, Microsoft, và Mozilla đã làm điều tương tự để chiếm thị phần của Android hay iOS.
Xây dựng ứng dụng sẽ rất khó khăn
Với tiềm lực tài chính dồi dào của Huawei, thì việc tạo ra hệ điều hành mới cùng với hàng tá những ứng dụng dùng hàng ngày không phải là điều quá khó khăn. Trên thị trường có rất nhiều nền tảng mã nguồn mở dạng Linux, trong đó có cả Android phiên bản cơ bản.
Theo Jean-Louis Gassée, một nhà đầu tư công nghệ thì: "Huawei có thể làm được những điều này mà không gặp quá nhiều khó khăn". Điểm bất khả thi lại nằm ở việc xây dựng được một kho ứng dụng đồ sộ, có thể sánh ngang được với Apple App Store hay Google Play Store. Những ứng dụng nổi tiếng nhất trên 2 hệ điều hành này cũng có cả các dịch vụ của Google như Google search, YouTube, Gmail và Google Maps.
Rất nhiều ứng dụng khác mặc dù không được phát triển bởi Google, nhưng cũng được làm bởi các công ty tại Mỹ hoặc châu Âu. Họ chắc chắn sẽ không tạo ra các phần mềm dành cho hệ điều hành riêng của Huawei, trước khi chắc chắn rằng nó sẽ được sử dụng bởi hàng chục triệu người.
Đó chính là lý do tại sao Firefox OS thất bại. Theo anh Gal, thì hệ điều hành này không có đủ lượng người dùng để thuyết phục các nhà phát triển ứng dụng làm ra phần mềm. Tất cả lại trở thành một vòng tròn khi không có ứng dụng thì lượng người dùng mới lại càng ít đi.
Andreas Gal
Huawei cũng có thể tự tạo ứng dụng cho riêng mình
Theo như ông Gassée, Huawei cũng có thể thuê các nhà phát triển để tạo ra các phần mềm có tính năng tương tự như các ứng dụng của Google. Như Amazon với máy tính bảng Fire chẳng hạn, chúng chạy hệ điều hành Android được tùy biến và không thể truy cập vào kho ứng dụng Play Store, nhưng trên kho ứng dụng của Amazon cũng có các phần mềm tương tự.
Trên PC thì người dùng cũng không sử dụng các 'ứng dụng' riêng biệt, mà làm tất cả mọi thứ trên nền web. "Bạn có thể dùng các dịch vụ của Google bằng nền web, chứ không cần có các ứng dụng chuyên biệt".
Tuy vậy một số tính năng trong phần mềm của Google chỉ có hãng mới thể tích hợp (không cho các bên thứ 3 dùng), và Huawei sẽ phải tạo ra một dịch vụ riêng biệt nếu muốn đem những tính năng đó tới người dùng. Huawei cũng lại có thể gặp các rắc rối về pháp lý nếu tạo ra các phần mềm quá giống với Google.
"Tất nhiên là bạn không thể lấy logo của Youtube rồi gắn vào các ứng dụng của mình được."
Jean-Louis Gassée
Hãng cũng cần phải tạo ra hệ thống thông tin đồ sộ
Nếu như vượt qua các trở ngại về ứng dụng, thì Huawei cũng sẽ phải xây dựng hệ thống thông tin dành cho chúng. Ví dụ như ứng dụng định vị, muốn cho người dùng biết vị trí của họ ở đâu thì smartphone sẽ phải liên tục tìm các router Wifi hay cột phát sóng điện thoại. Nếu như không có hệ thống về vị trí của những thứ trên, thì ứng dụng sẽ không hoạt động được.
Ứng dụng chỉ đường theo thời gian thực (tương tự như Google Maps) cũng cần phải có thông tin về giao thông, và phải được cập nhật liên tục. Hiện nay cũng có nhiều nguồn dữ liệu mã nguồn mở dành cho ứng dụng, nhưng chúng thường không tốt bằng hệ thống đã được xây dựng bài bản từ Google. Đến Apple còn bị người dùng chê vì ứng dụng bản đồ thiếu thông tin, thì liệu Huawei có thể thành công?
Đến khả năng chụp hình, hiện là một thế mạnh của Huawei cũng sẽ gặp rắc rối. Các smartphone của Android được trang bị AI nhiếp ảnh, học tập từ hệ thống có hàng triệu hình ảnh từ Google. Xây dựng ứng dụng chụp hình mới, Huawei sẽ phải tự xây dựng lượng thông tin này từ đầu.
Huawei trong tương lai sẽ khó lòng phát triển ra khỏi Trung Quốc
Ông Gassée vẫn tỏ ra lạc quan về Huawei, vì đây là một công ty to, có lượng tiền đầu tư không hề nhỏ, lại có chỗ đứng rất cao trong thị trường smartphone. Thế nhưng liệu hãng có thành công hay không, thì vẫn là một dấu hỏi rất lớn.
Ngoài thị trường Trung Quốc, Huawei có lẽ sẽ phải tấn công vào các nước đang phát triển. Theo ông Gassée, thì tại đây mọi người quan tâm nhiều hơn đến giá smartphone nhiều hơn là những dịch vụ mà chúng đem lại. Hệ điều hành riêng của Huawei có thể sẽ thành công ở một số nước nhất định, ít nhất là trong thời gian đầu tiên.
"Thế nhưng ở những nước đã phát triển, thì đây là nhiệm vụ bất khả thi. Họ không thể cạnh tranh với kho ứng dụng đã quá phát triển của Google.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập