Huyền thoại hạ sĩ gấu: Uống bia hút thuốc như người, tham gia tải đạn trong Thế chiến II
Trong số các câu chuyện động vật trong lịch sử, câu chuyện về hạ sĩ gấu Wojtek tham gia thế chiến II được xem như một trong những câu chuyện thú vị và có cái kết đẹp nhất.
Tại nhà ga đường sắt ở Hamadan (Iran) năm 1942, những người lính Ba Lan đã có cơ duyên gặp gỡ một cậu bé bản xứ tay đang dắt theo một chú gấu con mồ côi. Một cô gái trẻ trong đám lính, Irena Bokiewicz, cháu gái 18 tuổi của tướng Bolesław Wieniawa-Długoszowski, cảm thấy thương cảm và thuyết phục đội lính mua lại chú gấu.
Ba tháng tiếp theo trong trại tị nạn Ba Lan được thành lập gần Tehran, chú gấu con chủ yếu được nuôi nấng dưới sự chăm sóc của Irena. Về sau, chú gấu được Irena tặng lại cho đại đội vận tải 2, sau này trở thành đại đội hậu cần pháo binh số 22. Tại đây, chú gấu được những người lính đặt tên là Wojtek. Cái tên Wojtek là từ lái theo từ Ba Lan cổ mang ý nghĩa là "Chiến binh hạnh phúc".
Gấu Wojtek khi còn nhỏ.
Wojtek ban đầu có chút vấn đề về việc ăn uống và được cho ăn sữa đặc từ một chai vodka cũ. Sau đó, khi đã quen ăn nhiều thứ hơn, nó được cho thêm trái cây, mứt, mật ong và xi-rô. Wojtek thoải mái trong ăn uống tới mức về sau còn có thể uống được bia và rất yêu thích thức uống này.
Càng ở lâu cùng những người lính, Wojtek càng có nhiều thói quen giống con người bấy nhiêu. Vào mỗi sáng dậy, chú gấu khổng lồ lại có thói quen thưởng thức café và hút thuốc như một người đàn ông cổ điển. Chẳng lâu sau, Wojtek trở thành tâm điểm thu hút cả binh lính lẫn thường dân và sớm trở thành linh vật không chính thức cho tất cả các đơn vị đóng quân gần đó.
Bia là thức uống yêu thích của Wojtek.
Gấu Wojtek gần gũi, trung thành và sống tình cảm với mọi người. Nếu các binh lính bị lạnh trong những đêm tuyết, Wojtek sẽ là tấm chăn ôm giúp họ sưởi ấm. Loài gấu rất thích đấu vật và Wojtek cũng không ngoại lệ. Hàng ngày, chú gấu nâu này thường có sở thích vật lộn với những người lính trong đại đội hậu cần. Nó được dạy để biết cách thực hiện động tác chào, động tác tôn trọng khi được con người chào đón.
Hành trình trở thành "hạ sĩ gấu"
Wojtek cùng với đại đội 22 đã di chuyển qua Iraq, Syria, Palestine và Ai Cập. Đi tới đâu, chú gấu cũng trở thành điểm thu hút đặc biệt, nhất là khi nó sải bước trên hai chân sau diễu hành cùng đội quân qua những nơi đông người. Ở thời điểm diễn ra trận chiến Monte Cassino, Wojtek đã nặng khoảng 70 kg và luôn có người chăm sóc riêng.
Khi đại đội 22 lên đường sang Ý để hội quân với sư đoàn 8 của Anh, những qui định đặc thù đã cấm việc quân đội được mang theo thú nuôi. Không muốn bỏ rơi người đồng đội đặc biệt, đại đội 22 đã chính thức cho Wojtek nhập ngũ nhập ngũ với hàm hạ sỹ, có sổ bộ, lương bổng và chế độ như hạ sỹ quan bình thường. Nó sẽ sống với những người lính khác trong lều hoặc trong một cái thùng gỗ đặc biệt được vận chuyển bằng xe tải.
Wojtek cùng những đồng đội con người.
Không chỉ là linh thú biểu tượng cho đơn vị, Wojtek còn được trao nhiệm vụ tải đạn, một công việc khó khăn và nặng nhọc với binh lính thông thường. Theo nhiều lời kể, Wojtek đã một mình bê vác các thùng đạn pháo nặng tới 45 kg mà không làm rơi một viên nào. Trước đó, khi nhìn thấy những lính hậu cần khác nâng thùng đạn, Wojtek đã ngay lập tức bắt chước.
Ngoài thùng đạn, các thùng thiết bị hậu cần mà Wojtek bê vác thường mất tới khoảng 3-4 người khuân xếp, giờ đây đã có thể nhanh chóng được vận chuyển lên những chiếc xe tải bởi sức khỏe của chú gấu nặng hơn 200 kg.
Chính vai trò của chú gấu khổng lồ trong trận chiến Monte Cassino đã giúp nó được thăng hạng lên cấp bậc quân đoàn. Để công nhận chiến công của Wojtek, chỉ huy đại đội 22 đã đồng ý lấy hình ảnh chú gấu đang bê đạn pháo làm huy hiệu chính thức của đại đội này.
Biểu tượng gấu mang đạn pháo được sử dụng cho đại đội 22.
Sau khi xuất ngũ vào ngày 15/11/1947, Wojtek lúc đó đã trở nên nổi tiếng do xuất hiện nhiều trên các kênh truyền thông. Nó được xuất hiện và vinh danh trong nhiều sự kiện gặp mặt của các hiệp hội binh lính Scotland - Ba Lan.
Chiến tranh kết thúc, đại đội 22 sang Scotland làm nhiệm vụ. Sau khi hoàn thành chiến dịch, phía Ba Lan đề nghị đón Wojtek về nước nhưng hầu hết các thành viên đại đội phản đối vì không muốn xa người đồng đội đặc biệt này
Một trong nhiều bức tượng của gấu Wojtek được tạc tại nhiều nơi.
Wojyek được tái định cư ở khu an dưỡng sở thú Edinburgh và sống an nhàn đến cuối đời trong tình yêu của các chiến hữu và người dân địa phương. Sự chú ý của truyền thông đã góp phần vào sự nổi tiếng thêm nữa của Wojtek. Chú gấu là khách mời thường xuyên của chương trình Blue Peter dành cho trẻ em của đài truyền hình BBC. Nó vẫn giữ thói quen uống bia và hút thuốc cho đến khi ra đi vào năm 1963, thọ 21 tuổi - tương đương 90 tuổi ở người.
Hạ sỹ gấu được tạc tượng ở nhiều nơi, được lấy làm biểu tượng trên huy hiệu của lực lượng pháo binh Ba Lan cho tới bây giờ. Thậm chí có hẳn một thành phố nhỏ mang tên chú gấu Wojtek.
Tham khảo Wikipedia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI