Và nhiều khả năng nó sẽ có mức giá rất cạnh tranh so với đối thủ D-Wave, khoảng xấp xỉ 15 triệu USD.
IBM sẽ làm nên và bán những chiếc máy tính lượng tử 50-qubit (bit lượng tử) đa năng phiên bản thương mại, với tên gọi IBM Q “trong một vài năm tới”. Hiện tại hãng vẫn chưa công bố mức giá cụ thể, nhưng gần như chắc chắn nó sẽ không thấp hơn nhiều mức giá 15 triệu USD của chiếc máy tính lượng tử D-Wave.
Trong một động thái khác, IBM cũng đã mở một API nhằm cho phép các nhà phát triển có thể dễ dàng truy cập vào một máy tính lượng tử 5-qubit, hiện đã được kết nối với đám mây của IBM. Vào cuối năm nay, IBM sẽ phát hành một bộ SDK đầy đủ giúp đơn giản hóa hơn nữa quá trình xây dựng các phần mềm lượng tử.
Tuy nhiên, có một điều bạn nên chú ý, 5 qubit chưa phải là một sức mạnh điện toán hữu ích lắm, nhưng may mắn là IBM đã đưa ra một sự hỗ trợ khác: bộ giả lập lượng tử của công ty giờ có thể giả lập tới 20 qubit. Ý tưởng của công ty là muốn các nhà phát triển nên bắt đầu nghĩ về những tiềm năng của một cỗ máy lượng tử 20 qubit ngay từ bây giờ, như vậy họ sẽ sẵn sàng triển khai ngay khi IBM tạo nên các phần cứng thực sự.
Con chip 5 qubit được đặt trong hệ thống này.
Trong khi đó, dường như IBM đang tăng tốc trên lộ trình tạo nên máy tính lượng tử đa năng của mình. Vào tháng 5 năm ngoái, IBM cho biết họ sẽ tạo nên một chiếc máy tính lượng tử 50 qubit vào thập kỷ tới. Nhưng giờ chúng ta đang thấy họ rút ngắn thời hạn xuống chỉ còn “một vài năm tới.”
IBM cũng đã tiết lộ thêm một chút về lộ trình máy tính lượng tử của họ, chút thông tin này cho ta thấy cách họ thực sự tạo nên một chiếc máy tính 50 qubit đa năng như thế nào:
Lộ trình của IBM về việc mở rộng sang lĩnh vực máy tính lượng tử dựa trên một cách tiếp cận tổng thể để thúc đẩy tất cả các bộ phận của hệ thống. IBM sẽ tận dụng ưu thế chuyên môn của mình về bit lượng tử siêu dẫn, khả năng tích hợp các hệ thống phức tạp hiệu suất cao, và quy trình chế tạo nano có thể mở rộng từ ngành công nghiệp bán dẫn để giúp gia tăng các khả năng của cơ khí lượng tử.
Khác với D-Wave, IBM không gặp phải nhiều sự cạnh tranh trong lĩnh vực máy tính lượng tử. Không những vậy, cả hai công ty còn có các cách tiếp cận rất khác biệt về máy tính lượng tử. IBM hướng tầm nhìn của mình vào việc tạo nên một chiếc máy tính lượng tử thực sự đa năng, để có thể sử dụng nó vào việc giải quyết bất kỳ thuật toán lượng tử nào.
Trong khi đó, D-Wave dường như tập trung hơn vào việc mở rộng số lượng các qubit và đảm bảo hệ thống của họ có thể tích hợp dễ dàng với các máy tính cổ điển, nhưng không đảm bảo rằng các qubit trong hệ thống của họ thực sự là các qubit.
Một bộ phận làm lãnh giãn nở từ hãng BlueFors.
Trong khi mức giá cũng như thông số chính xác và thời điểm ra mắt của cỗ máy vẫn còn một chặng đường dài phía trước, có lẽ sẽ là hợp lý khi ước tính chiếc máy tính lượng tử của IBM sẽ có mức giá tương đương với chiếc D-Wave (khoảng 15 triệu USD) hoặc thậm chí cao hơn. Cả hai hệ thống đều có những điểm giống nhau cơ bản: một con chip máy tính được đặt trong một cái hộp, với các máy lạnh giãn nở nhiều tầng của các công ty như BlueFors bao xung quanh.
Các máy lạnh giãn nở (dilution refrigerator) sẽ mất khoảng 24h để làm lạnh, nhưng chúng có thể giữ cho con chip ở gần nhiệt độ 0 tuyệt đối (gần 273,145oC) trong thời gian gần như vô hạn – một điều kiện tiên quyết cho các chip máy tính lượng tử.
Theo Arstechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?