Smartphone màn hình gập đang trở thành một trào lưu và sẽ sớm phát triển bùng nổ.
Gần đây, hãng Royole đã trình làng smartphone màn hình gập đầu tiên trên thế giới và sau đó không lâu Samsung cũng hé lộ smartphone màn hình gập của riêng họ. Dự kiến, 2019 sẽ là năm của smartphone màn hình gập, giống như năm 2018 bị thống trị bởi smartphone không viền.
Sau Samsung, các ông lớn khác như LG, Huawei và Oppo cũng lộ rõ ý định sản xuất smartphone màn hình gập. Vì thế, theo hãng phân tích thị trường IHS Markiet, số lượng màn hình gập AMOLED xuất xưởng trong khoảng thời gian từ nay và năm 2025 sẽ đạt mức 50 triệu chiếc.
Nghe thì có vẻ ấn tượng nhưng thực tế con số này cho thấy màn hình gập vẫn chưa phổ biến cho lắm, chỉ chiếm 6% trong tổng số 825 triệu màn hình AMOLED bán ra từ nay tới năm 2025. Trong phân khúc màn hình AMOLED dẻo với tổng số 476 triệu chiếc, màn hình AMOLED có thể gập dự kiến chiếm 11%. Theo Jerry Kang, nhà phân tích cao cấp tại IHS Markit Display Research, các hãng sản xuất smartphone đang tập trung rất nhiều nỗ lực vào khía cạnh thiết kế smartphone, mang tới nhiều sáng tạo hơn nữa. Họ hy vọng rằng những thay đổi, sáng tạo sẽ giúp thị trường smartphone phát triển bất chấp sự bão hòa.
Mặc dù vậy, theo ông Kang, các hãng smartphone cũng khá thận trọng trong việc ra mắt smartphone màn hình gập bởi vẫn còn lo ngại về độ bền. Vì thế, sự chuyển đổi sang màn hình AMOLED có thể gập sẽ diễn ra từ từ. Trong bổi cảnh doanh số màn hình AMOLED dẻo truyền thống đang sụt giảm, các nhà cung cấp màn hình đang mong đợi các hãng smartphone trình làng smartphone màn hình gập càng sớm càng tốt.
Với tháy độ lạc quan, một số hãng còn đầu tư vào các nhà máy mới để sản xuất tấm màn hình AMOLED có thể gập. IHS dự đoán rằng năng suất màn hình AMOLED có thể gập sẽ chiếm một nửa trong tổng công suất màn hình AMOLED trong quý 4/2019.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"