Indonesia: Ngán ngẩm cảnh tắc đường mỗi ngày, ông chú chi gần 14 tỉ đồng để tự chế chiếc trực thăng bay cho nó thoáng
Theo dự kiến, chiếc trực thăng này sẽ chính thức được phép bay thử nghiệm vào đầu năm 2020 tới đây.
Tắc đường, câu chuyện xưa như Trái Đất nhưng vẫn khiến người ta phải nhắc đến cho đến tận ngày hôm nay. Không chỉ ở Việt Nam, mà người dân ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với tình trạng mỗi ngày lãng phí hàng giờ đồng hồ kẹt cứng trên các cung đường cao điểm, đặc biệt là vào khung giờ tan tầm.
Đối phó với tắc đường thì cũng có nhiều cách: Có người ở lại công ty đến tận tối muộn hẳn mới ra về, có người chọn đi xe bus , dù vẫn tắc nhưng ít ra không phải căng não cứ vài phút lại nhích từng centimet.
Nhưng đối với ông Jujun Junaedi (42 tuổi) người Indonesia, khi mà cái sự ngán ngẩm tình trạng tắc đường đã lên đến đỉnh điểm thì các phương án trên đều trở nên vô tác dụng. Vì thế, ông đã nảy ra một sáng kiến táo bạo ít ai dám nghĩ đến: Tự chế một chiếc trực thăng để đi cho nó thông thoáng.
Hình ảnh chiếc trực thăng tự chế của ông Jujun với hy vọng thoát khỏi tình cảnh tắc đường mỗi ngày.
Vốn sở hữu một xưởng sửa chữa ô tô ngay mặt đường lớn, hàng ngày ông Jujun vẫn luôn chứng kiến cảnh giao thông tắc nghẽn kèm theo sự bực tức của không ít người đi đường. Thế là trong suốt hơn 1 năm qua, ông liên tục nghiên cứu để chế tạo chiếc trực thăng cho riêng mình, với hi vọng có thể chính thức cất cánh vào đầu năm 2020.
Ông cho biết: “Nếu mọi chuyện thuận lợi, tôi sẽ được cấp phép bay thử vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Kế hoạch này chiếm khá nhiều thời gian của tôi, bởi tôi cần thu thập đủ những linh kiện, bộ phận phù hợp. Ngoài ra, tôi cũng phải cân đối chi tiêu cho gia đình mình nữa”.
Rất may là ông Jujun luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ cậu con trai Febriansyah (16 tuổi). Không chỉ ủng hộ về mặt tinh thần, cậu teen này còn áp dụng những kiến thực học được ở trường và trên YouTube để thiết kế phần thân của chiếc máy bay sao cho tối ưu nhất.
Febriansyah chia sẻ: “Chúng tôi đã xử lý ngon lành phần động cơ chính rồi, nhưng còn phần cánh quạt trên đầu máy vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đó là lý do vì sao chúng tôi chưa thể tiến hành bay ngay được”.
Chiếc trực thăng 100% "của nhà trồng được" mà hai cha con ông Jujun đã mất công nghiên cứu, chế tạo trong hơn 1 năm qua.
Được biết, hai cha con họ đã sử dụng một động cơ 700 cc lấy từ một cỗ máy phát điện và 2 ống dẫn nhiên liệu cao cấp cho dự án của mình. Tổng chi phí tính đến thời điểm hiện tại đã vượt mốc 600.000 USD (gần 14 tỉ đồng).
Ngoài việc giúp bản thân thoát khỏi tình trạng tắc đường mỗi ngày, ông Jujun cũng hy vọng phần nào đó giúp ích cho cộng đồng. Ông cho biết ông thực sự ấn tượng và được truyền cảm hứng từ dịch vụ taxi hàng không Whitesky Aviation tại Indonesia - hãng đã thực hiện 500 chuyến bay kể từ năm 2017.
Ý tưởng của ông Jujun nhận được rất nhiều sự chú ý từ phía truyền thông địa phương.
Theo LADBible
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI