Văn hóa ngủ nơi công công cộng “inemuri” là cách để người Nhật Bản có thể điều chỉnh lại lối sống công nghiệp hóa vốn dĩ luôn vội vã và bận rộn hiện nay.
Ở hầu hết các quốc gia, ngủ tại nơi công sở không chỉ là hành vi đáng xấu hổ mà còn có thể khiến bạn mất việc như chơi. Nhưng tại Nhật Bản, ngủ tại công sở là một điều khá phổ biến và được xã hội chấp nhận. Trong thực tế, ngủ gục lại là dấu hiệu tích cực cho thấy cá nhân đó đã nỗ lực hết mình trong công việc.
Nhật Bản là một trong những quốc gia chăm chỉ nhất thế giới và cũng là quốc gia mà người dân thiếu ngủ nhiều nhất. Một nghiên cứu chỉ ra, người Nhật chỉ ngủ trung bình 6h35 phút mỗi đêm.
Để bù cho thời gian thiếu ngủ, thường trọn vẹn là từ 7-8 tiếng, mọi người thường ngủ tại nơi làm việc, trong công viên, quán cà phê, hiệu sách, trung tâm mua sắm,…Sự phổ biến của văn hóa ngủ nơi công cộng thậm chí đã được đặt thành thành một thuật ngữ có tên "inemuri".
Tiến sĩ Brigitte Steger, một học giả tại Đại học Cambridge, Anh Quốc và là người nghiên cứu văn hóa Nhật Bản hiểu rất rõ về inemuri.
Steger chia sẻ: "Tôi lần đầu tiên bắt gặp mọi người nằm ngủ ở nơi công cộng trong lần đầu tiên khi tôi ở Nhật vào cuối những năm 1980. Thời điểm đó, Nhật Bản đang rơi ở đỉnh điểm của nền kinh tế bong bóng khi tình trạng đầu cơ vượt quá tầm kiểm soát. Cuộc sống thường ngày tương đối bận rộn. Mọi người luôn bận rộn với đủ mọi cuộc hẹn công việc và giải trí. Họ hầu như chẳng có thời gian để ngủ".
Chính trong giai đoạn bùng nổ kinh tế thời hậu chiến này, Nhật Bản đã được mệnh danh là quốc gia chăm chỉ nhất thế giới vì người dân hầu như không có nhiều thời gian để ngủ. Mọi người làm việc trong nhiều giờ và sau đó ngủ trưa trong thời gian dài trước khi tiếp tục làm việc và trở về nhà.
Trong khi đó, học sinh phải thức khuya để học bài, cố gắng nhồi nhét đủ mọi kiến thức cho tiết học hôm sau. Dù luôn làm việc và học tập hết công suất nhưng người dân Nhật luôn khoan dung cho bất kỳ hành động ngủ trong buổi họp, lớp học hay tại công sở.
"Inemuri" không có nghĩa là ai cũng được ngủ và thích thì ngủ
Văn hóa ngủ tại nơi công cộng ở Nhật Bản có những quy tắc nhất định. Nó còn phụ thuộc vào bạn là ai và độ tuổi của bạn nữa.
Nếu bạn là một nhân viên mới, việc ngủ gần như là không thể vì bạn phải làm việc tích cực để thể hiện năng lực của bản thân. Nhưng khi đã 40-50 tuổi, bạn có thể ngủ dễ dàng hơn mà không bị nhắc nhở. Nói cách khác, địa vị xã hội và tuổi tác càng cao, bạn càng được ưu tiên ngủ nhiều hơn những người khác.
Thuật ngữ inemuri hay tạm hiểu là ngủ nhưng vẫn phải hiện diện. Khái niệm này có thể hiểu, dù bạn có đang ngủ gật thì bạn cũng cần phải giả vờ rằng, bạn vẫn đang có mặt trong cuộc họp, trên bàn làm việc hoặc lớp học. Nói đúng hơn, sẽ không có chuyện bạn được phép chui xuống gầm bàn để ngủ hay kiếm một chỗ nằm rộng rãi để xoải người thoải mái như ở nhà.
Nhật Bản không hẳn là quốc gia duy nhất có văn hóa inemuri. Một số quốc gia khác ví dụ như Tây Ban Nha có thuật ngữ "siesta", đó là một giấc ngủ ngắn vào đầu buổi chiều. Hay như ở Ý có thuật ngữ "riposo". Văn hóa này cho phép người dân có thể ngủ một giấc ngắn trong 2-3 tiếng vào buổi trưa.
Không chỉ có các quốc gia đang dần quan tâm tới giấc ngủ của người dân. Nhiều công ty lớn trên thế giới Google, Apple, Nike, BASF, Opel, Huffington Post và Proctor & Gamble thậm chí đã xây dựng hẳn những phòng ngủ cho nhân viên nghỉ ngơi sau giờ hành chính mệt mỏi.
Nhìn loạt ảnh dưới đây về văn hóa inemuri, bạn sẽ hiểu tại sao Nhật Bản lại trở thành một trong những quốc gia giàu mạnh nhất hiện nay:
Tổng hợp những hình ảnh về văn hóa ngủ nơi công cộng ở Nhật Bản
Tham khảo Amusingplanet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời