Các đại gia công nghệ mua gì?

    CRA Moody,  

    Các đại gia công nghệ muốn mua gì với hàng chục triệu USD bỏ ra?

    Công nghệ đang là ngành hot nhất thế giới tài chính vài năm trở lại đây. Và trong ngành công nghệ, bên cạnh những sản phẩm, những thương vụ M&A hay nói dễ hiểu là mua bán, sáp nhập đang diễn ra ngày càng nhanh (thời gian đàm phán ngày càng ngắn), mạnh (giá trị ngày càng cao). Một điểm khá thú vị là có rất nhiều vụ M&A, ngay sau khi mua lại việc đầu tiên của bên mua là đóng cửa dịch vụ, khai tử sản phẩm vừa mua lại (ví dụ như Google mua Mebbo hay gần đây là Yahoo mua Summly). Vậy, họ mua gì với hàng chục triệu USD bỏ ra? Hãy cùng chúng tôi nhìn lại 3 thương vụ mua lại gần đây của thế giới công nghệ để tìm ra nguyên nhân.

    Tiêu diệt đối thủ cạnh tranh tiềm năng

    Các startup với những sản phẩm tuyệt vời do không phải gánh trên lưng gánh nặng và những rào cản không được phép thất bại thực sự là mối đe dọa khủng khiếp với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là Internet khi quy mô, sản lượng không còn đảm bảo cho sự thống trị như các ngành sản xuất truyền thống. Và cách nhanh gọn nhất đế chấm dứt nỗi lo là bỏ tiền ra mua lại chính các doanh nghiệp khởi nghiệp đó, vừa có được công nghệ, vừa bớt đi một thậm chí là nhiều đối thủ nguy hiểm. Các doanh nghiệp lớn có thứ mà các startup luôn thiếu: tiền.


    Các đại gia công nghệ mua gì? 1


    Như vào năm trước, Facebook bỏ ra 1 tỷ USD mua lại Instagram - ứng dụng chia sẻ ảnh trên mobile số một thế giới. Nhiều người đánh giá đây là một mức giá quá cao (giới tài chính khi đó định giá Instagramm 500 triệu USD) nhất là khi dịch vụ này chưa tạo ra một đồng doanh thu nào. Tôi, thời điểm đó cũng đánh giá đây là một quyết định vội vàng của Mark.


    Nhưng, tại thời điểm này tôi mới thấy được tầm nhìn tuyệt vời của ông chủ Facebook. Bạn bè tôi đang có xu hướng chuyển sang Instagram chia sẻ ảnh rất mạnh mẽ. Chia sẻ ảnh đang làm hình thức chia sẻ xương sống và được ưu tiên rất cao của Facebook bởi việc dễ tiếp cận, tiêu thụ nội dung (up ảnh đang là activity được ưu tiên cao nhất của Facebook). Instagram, kẻ chiến thắng trên thị trường chia sẻ ảnh mobile nếu không nằm trong sự kiểm soát sẽ có khả năng trở thành một Facebook killer thứ thiệt. Mark đã đúng, đối thủ của Facebook chẳng phải là người khổng lồ Internet Google, mà đó là những Instagram bé nhỏ nhưng đột phá và tấn công tập trung vào một điểm nhỏ, nhưng rất quan trọng của họ.

    Nhân lực

    Cốt lõi của cạnh tranh ở tầm các công lớn nhiều khi không phải tiền, cơ sở vật chất mà là chất lượng nguồn nhân lực. Họ, là những người tạo ra sản phẩm - vũ khí cho các công ty trong tất cả các cuộc chiến. Nhất là trong thế giới công nghệ ngày nay, khi sản phẩm và công nghệ gần như là tất cả thì nhân lực là yếu tố chủ yếu quyết định thành công.

    Các công ty công nghệ lớn với những ưu điểm của mình như tiền, môi trường, khả năng thăng tiến đúng là luôn thu hút được những người giỏi nhất. Nhưng bài toán là họ quá lớn nên sẽ thiếu đi tính đột phá cần có để vươn lên, nhân sự của những startup tiềm năng, những người có thừa tài năng lại có rất nhiều phẩm chất này. Đưa họ về, ngoài việc tận dụng tài này, chia sẻ tầm nhìn, những con người này sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cạnh tranh tích cực trong công ty.

    Các đại gia công nghệ mua gì? 2

    Thực tế, thương vụ mua lại đình đám trị giá 30 triệu USD của Yahoo! gần đây được đánh giá thuần túy là mua lại con người khi mà ứng dụng Sumly mới có khoảng 500.000 lượt download trong khi công nghệ cốt lõi của ứng dụng này là đi thuê. Yahoo! mua lại công ty chủ yếu vì sự chia sẻ tầm nhìn với CEO trẻ tuổi và đầy tài năng của Sumly.

    Chi phí cơ hội

    Nghe có vẻ không liên quan nhưng hai yếu tố này lại luôn rất gần nhau trong những thương vụ mua lại.

    Trong rất nhiều trường hợp, các công ty công nghệ lớn cần mở rộng sang một thị trường mới hoặc mở rộng, nâng cao tính năng của dịch vụ vốn có, họ có nhiều lựa chọn. Với giải pháp tự thực hiện, tất nhiên, họ đủ khả năng nhưng việc phí thời gian phát triển (thường là phát triển xong cơ hội cũng trôi mất) hay cạnh tranh với những dịch vụ đã có sẵn (nhưng sẽ mất thời gian) khiến cho giải pháp này không phải lúc nào cũng được lựa chọn. Thậm chí, rào cản bản quyền còn khiến quá trình này khó khăn hơn nhiều.

    Và, M&A là câu trả lời hoàn hảo. Tiền với Google, Apple, Microsoft chưa bao giờ là vấn đề không giải quyết được. 1 tỷ USD có thể lớn so với nhóm 13 người của Instagram, 8 tỷ USD có thể là vô lý với Skype nhưng đối với Facebook và Microsoft, đó là những con số hoàn toàn khả thi. So với chi phí cơ hội của việc tự phát triển, thậm chí nó còn rất rẻ. Hay như thương vụ Google mua lại Mebbo mọi việc cũng như vậy.

    M&A giúp các công ty lớn vừa có được thị trường, vừa sở hữu công nghệ trong thời gian ngắn. Không những thế, họ còn có được những con người phát triển - những người sống chết và hiểu sản phẩm nhất để tiếp tục phát triển, chuyển giao và vận hành.

    Nhiều cái lợi như vậy nên cũng không khó hiểu là tại sao M&A lại ngày càng trở nên phổ biến đến vậy.



    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày