Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 2)

    Tuấn Ori, Tuấn Ori 

    Miếng bánh thị phần dần bị chia nhỏ...


    Kỳ trước:  Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 1)


    Lợi nhuận sụt giảm, nhìn nhận kém thị trường


    Sự phát triển nhanh chóng cùng nguồn thu không nhỏ từ các NPH game đã khiến Facebook muốn ăn chia lợi nhuận và mạng xã hội lớn nhất hành tinh này cho ra đời hệ thống Credits của mình vào tháng 7 năm 2011. Tất cả những game trên mạng xã hội này đều phải sử dụng hệ thống Credits của Facebook, lợi nhuận mà Facebook nhận được là 30%. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của các NPH, trong đó có Zynga và EA.


    Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 2) 1
    Facebook Credits ra đời làm giảm 30% lợi nhuận của các NPH Game mạng xã hội.

    Bên cạnh đó, sự bùng nổ smartphone những năm trở lại đây đã khiến người dùng có xu hướng chuyển sang dùng điện thoại thay vì máy tính như trước. Sự thay đổi này khiến các NPH không đáp ứng được nhu cầu thị trường và chịu nhiều tổn hại. Lượng người chơi giảm đi rõ rệt và nếu mãi dậm chân tại chỗ, các NPH đều phải nói lời tạm biệt với thị trường game mạng xã hội.


    Quay trở lại với Zynga, đứng trước cái chết đã nhìn thấy rõ ràng, Zynga lập tức mua Newtoy để xây dựng tựa game nổi tiếng Words With Friends, nhưng không may là trò chơi này có doanh thu không được như mong đợi. Công ty này cũng mạnh tay chi tiền mua lại OMGPOP, công ty phát triển game nổi tiếng trên mobile Draw Something, nhưng trò chơi này nhanh chóng tụt hạng và mang lại khoản lỗi lên tới 95 triệu USD cho họ.


    Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 2) 2

     

    Thị phần bị chia nhỏ 


    Phần cuối cùng tôi sẽ nói tới vấn đề miếng bánh thị phần. Những tựa game nổi tiếng trên mạng xã hội của các tên tuổi lớn như Zynga hay EA đều đơn giản và quan trọng là dễ sao chép. Với lợi nhuận lớn thu lại, có rất nhiều công ty nhảy vào xâu xé. Từ những tên tuổi lớn như EA và mới đây là King.com tất cả đều muốn giữ cho mình một lượng thị phần nhất định. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận từ mảng game mạng xã hội bị chia thành nhiều phần.


    Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 2) 3

    Nếu như Zynga và EA mang tới những game có tính toàn cầu cao thì các game mạng xã hội của các NPH địa phương có tính bản địa tốt hơn rất nhiều. Rõ ràng tại Việt Nam, game của các công ty trong nước có sức ảnh hưởng tốt hơn FarmVille. Từ những sản phẩm của các công ty, NPH nhỏ lẻ cũng dần dần gặm nhấm rất nhanh miếng bánh thị phần béo bở này khiến các công ty lớn dần mất đi lợi nhuận. 


    Cái chết tất yếu của các công ty game mạng xã hội (Phần 2) 4
    Game mạng xã hội Việt Nam có lợi thế hơn các game từ NPH nước ngoài. 


    Với đà phát triển như hiện nay, liệu thị phần game mạng xã hội sẽ tiếp tục bị chia nhỏ cho tới khi nào, và các công ty còn tiếp tục đổ tiền vào phát triển với lợi nhuận bị thu hẹp lại như vậy hay không?

     

    Tạm kết


    Doanh thu của tất cả các tựa game Zynga sở hữu trên mạng xã hội năm 2011 là 11 triệu USD, con số này vào năm 2012 đã giảm xuống 2,6 triệu USD và game của họ không còn hot nhất trên Facebook. Mạng xã hội này cũng cho biết có 250 triệu thành viên của họ sử dụng các trò chơi hàng tháng nhưng con số này sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Sự suy thoái của các công ty kinh doanh game mạng xã hội là điều tất yếu và được các chuyên gia dự đoán trước.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ