Các tính năng quản lý quyền riêng tư trên smartphone Xiaomi gần như rất ít hãng có.
Quyền riêng tư ngày nay luôn là một trong những vấn đề được người dùng và các hãng smartphone ưu tiên hàng đầu. Apple trong các phiên bản iOS gần đây đã tích hợp thêm nhiều công cụ quản lý quyền riêng tư trên iPhone và iPad, có thể kể tới như ngăn ứng dụng theo dõi hành vi người dùng, nếu có thì thông báo những gì dữ liệu gì có thể được thu thập, hiển thị cảnh báo nếu có ứng dụng đang truy cập mic và camera,... thậm chí Apple còn tạo nên một hệ thống mạng Private Relay cho phép người dùng truy cập web gần như ẩn danh trên internet.
Tuy nhiên những tính năng này về cơ bản chỉ là một "bề nổi" của tảng băng "quyền riêng tư" mà người dùng vẫn hàng ngày phải đối mặt. Nếu bạn là một fan của Xiaomi, chắc chắn bạn sẽ biết tới Xiaomi giúp người dùng bảo vệ được quyền riêng tư "xịn" tới mức nào. Và đây cũng là yếu tố khiến tôi vẫn còn trung thành với thương hiệu này, thay vì chuyển qua các hãng smartphone khác.
Quản lý quyền ứng dụng nâng cao
Trên iOS và các thiết bị chạy Android thuần, người dùng chỉ có thể quản lý được một vài quyền hạn ứng dụng nhất định, ví dụ như quyền truy cập bộ nhớ điện thoại, truy cập dữ liệu media, cấp phép sử dụng dịch vụ định vị, camera, microphone, push thông báo hay cho phép tự khởi chạy và chạy trong nền. Đây đều là các quyền cơ bản gần như máy nào cũng có.
Với smartphone Xiaomi, Xiaomi cho phép người dùng tuỳ chỉnh nhiều hơn thế nữa, thậm chí còn có thêm một mục riêng "Bảo vệ quyền riêng tư" trong cài đặt để giúp người dùng quản lý chính xác từng quyền hạn của ứng dụng.
Trong các quyền hạn ứng dụng, đáng chú ý có 4 quyền hạn gồm nhận thông tin về thiết bị, đọc danh bạ, đọc tin nhắn SMS và đọc lịch sự kiện, Xiaomi cho phép người dùng tuỳ chọn "Trả về dữ liệu rỗng". Với chế độ này, MIUI của máy sẽ gửi về ứng dụng một danh sách trống không có bất cứ dữ liệu nào để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, bởi trong nhiều trường hợp, ứng dụng sẽ không hoạt động nếu người dùng không cung cấp quyền truy cập vào các dữ liệu này trên điện thoại
Trình bảo vệ quyền riêng tư
Trong phần cài đặt của các máy Xiaomi, người dùng có riêng một mục "Bảo vệ riêng tư". Trong tuỳ chọn này, MIUI sẽ cung cấp một giao diện tổng quan về các ứng dụng nào đã truy cập danh bạ, dịch vụ định vị, microphone hay bộ nhớ tạm của máy.
Giao diện tuỳ chọn "Bảo vệ riêng tư" trên các máy Xiaomi
Ngoài ra, có một mục cho người dùng thấy được hành vi của ứng dụng (tất cả ứng dụng hoặc riêng một ứng dụng), từ đó biết được các ứng dụng này đã truy cập những thông tin và đã làm khi kể từ khi được cài đặt vào máy,
Chi tiết về hành vi ứng dụng cũng như lịch sử cho phép/từ chối quyền
Trình bảo vệ riêng tư trên Xiaomi còn cho phép người dùng có thể tuỳ chỉnh thêm nhiều mục khác như bảo vệ bộ nhớ tạm, nhận thông báo về ảnh đã xoá, phát hiện rủi ro về quyền riêng tư, nhận thông báo về hoạt động của ứng dụng, cho phép truy cập vị trí gần đúng và cần sự cho phép để truy cập số điện thoại từ thẻ SIM, xoá toàn bộ EXIF ảnh khi chia sẻ lên mạng xã hội, tạo không gian riêng tư hoặc khoá ứng dụng...
Các tuỳ chỉnh quyền riêng tư nâng cao
MIUI cũng có một tính năng giúp người dùng tạo ra các ID ảo cho từng ứng dụng. ID ảo được sử dụng để các ứng dụng có thể cá nhân hoá quảng cáo. ID có thể được xoá hoặc tạo mới.
Một vài chế độ tuỳ chọn quyền riêng tư khác.
Có thể thấy Xiaomi là một trong những nhà sản xuất cung cấp khá nhiều tuỳ chọn bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng chứ không riêng gì iPhone. Với các tuỳ chỉnh trên, kết hợp sử dụng các mạng ảo (VPN), người dùng hoàn toàn có thể trở nên "ẩn danh" trên môi trường mạng internet, hạn chế gần như hoàn toàn việc bị theo dõi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín