Dù là một đất nước hiện đại với ngành công nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh nhất nhì thế giới nhưng người dân Nhật Bản vẫn ưa chuộng những chiếc điện thoại nắp gập cổ điển. Cho tới tận bây giờ, đầu năm 2016, người Nhật mới bắt đầu từ bỏ xu hướng trên.
Theo IDC, trong năm 2015, số smartphone mới tại Nhật Bản đạt con số 36,6 triệu chiếc. Trong đó, 20% là điện thoại cơ bản (bao gồm điện thoại nắp gập) không chạy Android, iOS hay Windows. Phần còn lại là smartphone.
Doanh số smartphone nắp gập trong năm 2014 giảm 28% do nhu cầu loại điện thoại này trong giai đoạn 2014 tới 2015 giảm 31%.
2016 là năm bước ngoặt
Trong năm 2015, eMarketer ước tính rằng tại Nhật Bản hiện tại có 106 triệu người dùng điện thoại di động, trong đó 48,9% là smartphone. Phần còn lại chủ yếu là điện thoại nắp gập được sản xuất bởi các thương hiệu Nhật Bản. Nhưng năm 2016 là năm bước ngoặt.
Đến cuối năm 2016, smartphone sẽ vượt mốc 50% thị phần thị trường điện thoại di động Nhật Bản đạt 52,4%, eMarketer nói. Điện thoại nắp gập không thể bị xóa nhòa khỏi nền văn hóa công nghệ Nhật Bản trong thời gian ngắn nhưng doanh số của loại thiết bị cổ điển này đang sụt giảm mạnh.
Sự cô lập của thị trường di động Nhật Bản cũng là một lý do khiến điện thoại nắp gập duy trì sự hiện diện tới tận ngày nay. Điện thoại nắp gập Nhật Bản từ lâu đã trở thành một đặc điểm độc đáo. Thậm chí người ta còn tạo ra cái tên "hội chứng Galápagos" để giải thích các sự phát triển cực kỳ khác biệt của ngành công nghiệp điện thoại di động Nhật Bản so với các quốc gia khác trong thời đại smartphone. Trong tiếng Nhật, điện thoại nắp gập được gọi là gara-kei.
Đây là một tin chẳng mấy tốt lành với các hãng sản xuất điện thoại Nhật Bản. Họ đã thất bại trong việc duy trì sự thống trị trong những năm 1990 và thập kỷ đầu những năm 2000 trong thời đại smartphone. Hiện iPhone của Apple thống trị thị trường smartphone Nhật Bản với 47% thị phần.
Tham khảo TechinAsia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming