iPhone X đã khiến Apple 2 lần trở thành "anh hùng bất đắc dĩ" của thế giới smartphone như thế nào?
Khi ra mắt, chiếc iPhone kỷ niệm 10 năm mang trong mình một niềm hy vọng đặc biệt: đưa tất cả các nhà sản xuất smartphone vào một kỷ nguyên mới thực sự màu mỡ. Đến nay, chiếc X lại một lần nữa trở thành anh hùng, nhưng là anh hùng với người mua, theo một cách Apple không hề mong muốn.
Nếu những gì báo giới mô tả là chính xác thì iPhone X có lẽ là một thất bại. Không hẳn là một thất bại về mặt doanh số: quý 4 vừa qua, Apple vẫn bán được 77 triệu chiếc iPhone ở mức giá trung bình 796 USD – một con số ngất ngường cho thấy rất nhiều người dùng đã bị cuốn vào những chiếc iPhone cao nhất.
Thế nhưng, bất chấp điều diệu kỳ mang tên 796 USD, chiếc iPhone kỷ niệm 10 năm đã làm được điều mong mỏi của Tim Cook và có lẽ là cả... Samsung: không có một cơn sốt smartphone “siêu đắt” nào diễn ra cả.
Vì sao làm giá?
Cuộc chiến smartphone gi thực chất không phải do Apple khai mào: kể từ thời iPhone 4s cho đến iPhone 7, Apple vẫn áp dụng khung giá chuẩn 650 USD cho bản thường và 750 USD cho bản Plus. Nhưng đối thủ duy nhất của Apple trên phân khúc cao cấp thì không tĩnh tâm như vậy. Năm 2016 chẳng hạn, Galaxy S7 có giá 670 USD; S7 edge có giá 770 USD và Note7 có giá lên tới 950 USD. Note8 vẫn có giá 950 USD, nhưng cách đây 4 năm, Note4 chỉ có giá 670 USD mà thôi.
Dĩ nhiên, mọi sự so sánh giữa các thế hệ khác nhau đều sẽ là khập khiễng, nhưng qua mỗi năm người dùng lẽ ra nên được cam kết được tận hưởng cấu hình, tính năng mới ở khung giá không đổi. Vậy tại sao các nhà sản xuất “dám” chọc giận người dùng?
Câu trả lời: đôi khi, phải để giá đắt mới... bán được hàng. Mức giá không chỉ đại diện cho khoản lời nhà sản xuất thu về mà còn đại diện cho đẳng cấp của sản phẩm: nếu một ai đó bán sản phẩm cạnh tranh ở mức khởi điểm 750 USD mà bạn chỉ bán sản phẩm từ 650 USD, khách hàng có thể nghĩ bạn không tự tin vào quân bài của mình như đối thủ.
Chạy đua vũ trang
iPhone X chính là đòn đáp trả của Apple dành cho Samsung. Nói cách khác, với chiếc smartphone 1000 đô (và 2 đàn em cũng được nâng giá thêm 50 USD, iPhone 8 và 8 Plus), Apple đã chính thức tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với Samsung. Không bên nào sẽ chịu “ngầm” thừa nhận kém cạnh so với bên còn lại, và cứ thế, họ sẽ cùng nhau đẩy giá. Hiển nhiên các đối thủ smartphone khác – vốn đều hung hãn như nhau – sẽ cùng tham gia cuộc chiến này.
Thế nhưng, iPhone X không chỉ chỉ là quân bài đáp trả. Việc chiếc iPhone kỷ niệm được đẩy lên hẳn 1000 USD cho thấy Apple thực chất đã tạo ra một bộ khung chiến lược hoàn toàn mới cho cuộc chiến smartphone. iPhone 8 vẫn tiếp tục đấu với Galaxy S9, iPhone 8 Plus sẽ đấu cùng S9 . Samsung có thể đẩy giá Note8 và S9 lên các mốc cao hơn, Huawei cũng đã làm như vậy với Mate 10 Pro, nhưng thật sự các đối thủ vẫn chưa có câu trả lơi trực diện dành cho chiếc X.
Nói cách khác, iPhone X đã tạo ra một mảng thị trường hoàn toàn mới: smartphone nghìn đô. Bỗng dưng, 650-800 USD lại trở thành khung giá “hạng nhì”.
Niềm hy vọng bị dập tắt
Có thể nói gần như chắc chắn rằng iPhone X mang cả niềm hy vọng của... cả những đối thủ cạnh tranh. Lý do là bởi, nếu chiếc iPhone này bán siêu chạy, nhu cầu dành cho smartphone siêu đắt sẽ được chứng minh. Cũng giống như cái cách iPhone 2007 từng bứt phá ra hẳn khỏi khung giá thông thường của Nokia và BlackBerry, iPhone X có thể đưa cả thị trường lên một khung giá mới.
Trước khi những con số từ chuỗi cung ứng iPhone X xuất hiện, người ta có sơ sở để tin rằng mong ước ấy sẽ trở thành hiện thực. Nhu cầu người dùng đang ngày một gia tăng, mỗi người ngày một bỏ ra nhiều tiền hơn để mua smartphone – bao gồm cả người dùng Trung Quốc.
Đáng tiếc rằng niềm hy vọng có lẽ sẽ không bao giờ trở thành sự thật. Vào tháng 1 vừa qua, Apple được cho là đã giảm một nửa sản lượng của iPhone X cho quý 1, từ 40 triệu máy còn 20 triệu máy. Mới đây nhất, nguồn tin từ chuỗi cung ứng Châu Á lại cho biết doanh số sụt giảm của iPhone X đã khiến... Samsung gặp khó khi hàng loạt nhà máy OLED tại công ty này không được sử dụng hết công suất.
Ý nghĩa với Apple
Hiển nhiên, Apple không cần phải quá lo lắng về sự kiện này. Công ty của Tim Cook vẫn đang là kẻ đứng đầu thị trường smartphone cao cấp: không có một công ty nào khác đạt được giá bán trung bình lên đến 800 USD cả. Tiếp tục duy trì iPhone X lâu dài sẽ là một chiến lược không hiệu quả: người dùng đã thể hiện rõ ràng rằng họ chưa sẵn sàng để đặt chân lên khung giá mới.
Bởi thế, thất bại (tương đối) của iPhone X sẽ là một tín hiệu mừng cho người mua. Nếu như ngay cả Apple cũng không thể tạo ra cơn sốt, Samsung, Huawei hay Sony chắc chắn sẽ không tìm những cách ngớ ngẩn (như tai thỏ) để tạo ra các sản phẩm "cố khác biệt" và đặt ra mức giá nghìn đô để "vắt sữa" người tiêu dùng. Xét cho cùng, Apple vẫn làkẻ thống trị tuyệt đối của phân khúc tầm cao.
Dĩ nhiên, các hãng này cũng sẽ nhận ra đẩy giá cho các dòng sản phẩm cũ không phải là quyết định thông minh: mới đây nhất, Galaxy S9 được cho là chỉ đạt 70% lượng đơn đặt hàng của Galaxy S8 tại quê nhà Hàn Quốc.
Theo những tin đồn mới nhất, bên cạnh việc ra mắt iPhone X Plus, Apple sẽ trở lại khung giá "chuẩn" vào năm nay để gia tăng doanh số. Trả lời Reuters, một nhà phân tích tại Nomura khẳng định "Thị trường có lẽ sẽ không chấp nhận chỉ số giá bán trung bình tiếp tục tăng cao". Đó có lẽ là sự thật, bởi một nghiên cứu độc lập từ Citi Group đã đưa ra dự đoán rằng, tổng số iPhone X bán ra trong quý này chỉ đạt 14 triệu chiếc.
Hơn bao giờ hết, Apple cần tìm cách phục hồi doanh số. Thị trường cận cao cấp cũng đang "nóng" dần, cho thấy nhu cầu smartphone cao cấp... vừa phải mới là đích đến màu mỡ nhất cho các hãng. Một khung giá "bình thường" vào ngay lúc này sẽ là chìa khóa Apple cần để khóa chặt các bước tiến của đối thủ, giữ vững ngôi vương cho iPhone trên phân khúc giá cao.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"