IPO lớn nhất trong lịch sử công nghệ Mỹ không phải là Apple hay Amazon mà là công ty Trung Quốc
Không phải Apple hay Amazon, mà một công ty của Trung Quốc mới đang là kẻ nắm giữ kỷ lục về vụ chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu-IPO lớn nhất lịch sử giới công nghệ xứ sở cờ hoa.
Grab chuẩn bị có màn IPO kỷ lục ở sàn chứng khoán Mỹ sau khi thông qua quy trình sáp nhập với một công ty SPAC của Mỹ (công ty thành lập với mục đích đặc biệt). Đây là siêu kỳ lân công nghệ hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, hành khách và dịch vụ tài chính ở Đông Nam Á.
Grab hiện được định giá 39,6 tỷ USD và có đầy đủ cơ hội để chen chân vào những vụ IPO đình đám nhất trong lịch sử giới công nghệ Mỹ.
Alibaba
Đối thủ của Amazon ở Trung Quốc, Alibaba đã tiến vào nước Mỹ từ rất sớm. Ngày 18/09/2014, Alibaba lên sàn New York và thu về 25 tỷ USD với định giá 231 tỷ USD trong ngày đầu gọi vốn, trở thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử thế giới, bằng IPO của Facebook, Google và Twitter cộng lại.
CEO Jack Ma ăn mừng trong ngày Alibaba lập kỷ lục về IPO ngay trên đất Mỹ.
Tuy vậy, so sánh này có phần hơi bất công bởi Alibaba của tỷ phú Jack Ma là một công ty công nghệ hoạt động ở nhiều lĩnh vực từ thương mại điện tử, bán lẻ đến điện toán đám mây, fintech và các dịch vụ trên nền Internet khác.
Giá cổ phiếu khi IPO của Alibaba là 92 USD trong khi hiện nay nó đã lên con số 245 USD.
Không phải Amazon hay Apple, mạng xã hội Facebook mới là kẻ nắm giữ kỷ lục là vụ IPO lớn nhất trong lịch sử đối với một công ty công nghệ của Mỹ.
Trong nhiều năm, chàng trai trẻ Mark Zuckerberg từng từ chối nhiều lời gạ gẫm tiền tỷ như 1 tỷ USD của Yahoo hồi năm 2006. Để chống lại sự thâu tóm của các đối thủ bên ngoài, Zuckerberg buộc phải đi đến một quyết định không thể nào khác là IPO.
Đó là thời điểm đầu tháng 2/2012, Zuckerberg đạt được những thỏa thuận có lợi để duy trì quyền biểu quyết gấp đôi số cổ phiếu ở Facebook, một bước tiến quan trọng trước khi Facebook trở thành công ty đại chúng.
Tấm ảnh lịch sử ghi lại khoảnh khắc CEO Mark Zuckerberg ăn mừng chiến thắng của Facebook trong ngày IPO cùng các nhân viên. |
Trước ngày IPO, cổ phiếu Facebook tạo ra cơn sốt mạnh mẽ với các nhà đầu tư và được giới phân tích đánh giá sẽ lập đỉnh ngay trong ngày đầu tiên giao dịch. |
Kết quả là vào ngày 18/05/2012, Facebook lên sàn Nasdaq với vốn hóa ở thời điểm kỷ lục là 104 tỷ USD, kết thúc phiên giao dịch ở mốc 38 USD. Facebook kêu gọi được 16 tỷ USD trong lần IPO so với kỳ vọng chỉ là 5 tỷ USD. Con số này chỉ thua kỷ lục của công ty dịch vụ tài chính Visa khi thu về 17,9 tỷ USD trong ngày đầu IPO hồi năm 2008, lớn nhất trong lịch sử các công ty của Hoa Kỳ.
Ngày nay với giá trị cổ phiếu là 312 USD, người ta có thể thu về gấp 8 lần số tiền đã bỏ ra để mua cổ phiếu Facebook vào thời điểm IPO.
Uber
Grab hoàn toàn có cơ hội chen chân vào vị trí thứ ba này, bởi đây là thứ hạng được nắm giữ bởi chính đối thủ mà Grab đã đánh bại ở Đông Nam Á.
Dẫu đã bị đánh bật ở nước ngoài, Uber vẫn đang chiếm thị phần khống chế tại Mỹ trong một mùa Covid-19 hoành hành khiến các công ty Mỹ lao đao.
Hơn thế nữa, việc sáp nhập với Grab ở Đông Nam Á vào năm 2018 đã tạo ra tiền đề tốt để Uber toàn tâm toàn ý tập trung cho thị trường Mỹ. Ngày 08/05/2019, Uber chính thức trở thành công ty đại chúng thông qua IPO trên sàn chứng khoán New York.
Không có chiến thắng nào cho Uber trong ngày IPO, nhưng CEO Dara Khosrowshahi vẫn có thể nở nụ cười đắc ý. |
Dù vẫn đem về 8,1 tỷ USD cho công ty, ngày IPO của Uber được xem là thất bại khi giá trị cổ phiếu giảm gần 8% so với mức giá chào bán 45 USD. Công ty khi đó cũng gây thất vọng cho nhà đầu tư khi không đạt được mức vốn hóa 120 tỷ USD như kỳ vọng. |
Liền sau đó, Uber trải qua thêm nhiều đợt cải tổ và sa thải nhân sự để giảm bớt gánh nặng chi phí đã phải gồng gánh suốt nhiều năm qua. Và với những vụ mua bán & sáp nhập được thực hiện liên tục trong giai đoạn sau, cổ phiếu Uber hiện đang duy trì ở quanh mốc 60 USD.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI