Một người dùng bình luận: "Trông nó chẳng khác gì mô hình Crew Capsule của Blue Origin cả".
Đại học Công nghệ Tokyo là một đơn vị tiên phong trong gần như tất cả các khía cạnh về khoa học và công nghệ ở Nhật Bản, từ nghiên cứu ung thư, khoa học thể thao đến thẩm mỹ nam giới.
Cách đây không lâu, bộ phận kỹ thuật của trường đã tổ chức một cuộc thi cho sinh viên với yêu cầu "Hãy gấp và cải tiến chiếc máy bay giấy để bay được xa nhất". Giải thưởng cho người thắng cuộc là 10.000 Yên (tương đương hơn 2 triệu đồng).
Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của những sinh viên xuất sắc nhất của trường. Họ dành rất nhiều thời gian và công sức để vẽ bản cải tiến, tính toán khí động học cũng như các đường gấp để máy bay bay thẳng và xa nhất có thể.
Khi cuộc thi diễn ra, họ đã trình diễn những mẫu máy bay mới lạ. Thế nhưng, một thanh niên đã khiến cả ban giám khảo và thí sinh cùng thi bất ngờ khi cầm theo một tờ giấy trắng. Anh đặt một hòn đá ở bên trong, vo tờ giấy lại rồi ném. Tất nhiên là "siêu phẩm" của anh bay gần như xa nhất với quãng đường gần 100 mét trong sự "ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa của mọi người".
Sau đó, anh chàng này nghiễm nhiên nhận giải ba của chương trình. Còn giải nhất thì sao? Nó thuộc về anh chàng khác cũng bước vào cuộc thi với một tờ giấy được vo tròn. Thay vì hòn đá, chàng sinh viên này cho 20 chiếc kẹp giấy vào bên trong (mức tối đa cho phép theo quy định) để tăng động lực cho chiếc "máy may".
Ngày 1/6, anh chàng nhận giải ba đăng tải hình ảnh giấy chứng nhận giải thưởng kèm "siêu máy bay" của mình lên Twitter cá nhân mang tên Terurun. Bài đăng nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng.
Giải thưởng ghi: "Giấy chứng nhận này bày tỏ sự đáng khen ngợi cho kết quả xuất sắc mà bạn đạt được trong cuộc thi kỹ thuật máy bay giấy".
Terurun cho biết ban đầu anh cũng định chế tạo một chiếc máy bay giấy thông thường nhưng nhận thấy rằng sản phẩm của anh (cũng như nhiều người khác) chỉ bay xa được khoảng 3 mét. Từ "kinh nghiệm" hay ném giấy lộn vào thùng rác từ khoảng cách xa, Terurun cho rằng sẽ hiệu quả hơn khi anh ném một cục giấy thay vì gấp máy bay.
Ban đầu Terurun bước vào một chiếc máy bay giấy thông thường hơn nhưng nhận thấy rằng trong những lần làm nóng trước đó, chiếc máy bay của họ cũng như của những người khác chỉ bay được khoảng ba mét. Họ biết từ kinh nghiệm quăng giấy với sai sót trong sọt rác rằng họ có thể ném một quả cầu giấy đi xa hơn thế.
Tuy nhiên, theo Terurun, cách vo tờ giấy của anh cũng là một "bầu trời" nghệ thuật. Anh đã tìm cách vo tờ giấy lại nhỏ gọn nhất có thể để giảm lực cản và tạo cho nó hình cầu hết mức có thể để bay được xa hơn.
Tuy nhiên, một cú ném không thực sự tốt ở trận bán kết đã khiến Terurun không thể đạt vị trí cao hơn. Anh nói: "Nếu chơi bóng chày và có sức mạnh hơn, tôi có thể đã giành được giải nhì".
Với việc hai "siêu phẩm" bóng giấy đạt giải nhất và giải ba của cuộc thi, nhiều người dùng Twitter đã bày tỏ sự băn khoăn về khái niệm "máy bay giấy".
Một người bình luận: "Đây là ý tưởng thực sự hay ho. IQ vô cực mới nghĩ ra được trò này. Trông nó chẳng khác gì mô hình Crew Capsule của Blue Origin cả". Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đó không phải là kỹ thuật chế tạo thực sự. Dù vậy, cuối cùng những người chiến thắng đã chứng minh các nguyên tắc cốt lõi trong việc tạo ra một thiết kế hiệu quả và chi phí thấp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming