Dòng dõi người bí ẩn này sinh sống từ 120.000-140.000 năm trước ở miền đất nay là Israel. Hiểu biết về họ làm thay đổi nhận thức về nguồn gốc người khác loài Neanderthals.
- Tàu đệm từ siêu dẫn nhiệt độ cao của Trung Quốc hoạt động như thế nào?
- Dubai tạo ra mưa nhân tạo như thế nào?
- Seiryu Miharashi: Nhà ga xe lửa dẫn đến hư không!
- Những truyền thống Giáng sinh độc đáo trên khắp thế giới và những câu chuyện kỳ lạ đằng sau chúng
- Công ty Nhật Bản này muốn cung cấp năng lượng cho tên lửa bằng chất thải của bò
Được đặt tên là Nesher Ramla Homo, dòng dõi người người cổ đại này tiết lộ sự pha trộn phức tạp giữa người Á - Âu cổ đại và người châu Phi, cũng như pha trộn cả về đặc tính và công nghệ giữa người Homo sapiens chúng ta và loài người tuyệt chủng Neanderthals.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Israel Hershkovitz từ Đại học Tel Aviv và TS Yossi Zaidner từ Đại học Hebrew Jerusalem (Israel) đã xác định dòng dõi người bí ẩn này từ các bằng chứng hóa thạch, hiện vật và trầm tích vùng Levant ở Trung Đông.
Levant, dải đất có biệt danh "lưỡi liềm màu mỡ", trải rộng trên một số quốc gia Đông Địa Trung Hải ngày nay, được cho là "bến đỗ" đầu tiên của những con người cổ đại rời châu Phi, cũng như chiếc nôi quan trọng của văn minh nhân loại.
Nesher Ramla Homo có thể là mảnh ghép quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài người.
Tóm tắt nghiên cứu, tờ SciTech Daily cho biết các phát hiện chỉ ra rằng dòng dõi người cổ xưa này có thể đại diện cho một trong những quần thể cuối cùng còn sót lại của chi Homo (chi Người) thế Canh Tân (Pleistocen) giữa.
Thế Canh Tân là một thế địa chất kéo dài từ khoảng 1,8 triệu đến 11.500 năm trước, đánh dấu nhiều thay đổi của nhân loại.
Nesher Ramla Homo tồn tại giữa thời kỳ đó, khoảng 120.000-140.000 năm trước. Họ có những đặc điểm giải phẫu cổ xưa hơn so với người Neanderthals đương thời cũng như dòng dõi Homo sapiens hiện tại ở vùng Levant.
Họ cũng sở hữu những công nghệ mà chỉ người Homo sapiens và người Neanderthals biết đến.
Tất cả những điều đó tiếp tục phủ một màn sương lên nhóm người này, bởi khó lòng xác định được họ ngự trị ở đâu trên cây gia đình Homo sapiens và Neanderthals, vốn là hai loài người có cùng tổ tiên.
Theo các nhà nghiên cứu, việc tìm hiểu sâu sắc hơn các hóa thạch ở Israel có thể làm thay đổi nhận thức về nguồn gốc người khác loài Neanderthals.
Các tác giả cho rằng việc giải thích các hóa thạch và công cụ của dòng dõi người này sẽ gặp phải những phản ứng khác nhau từ các nhà cổ nhân loại học.
Mặc dù vậy, độ tuổi của hóa thạch, mối quan hệ hình thái và khảo cổ học không khớp nhau, cũng như vị trí phát hiện ở "ngã tư" châu Phi và Âu - Á khiến đây trở thành khám phá rất quan trọng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android