Italia nghiên cứu dùng công nghệ in 3D để tạo ra 'thịt chay', hướng đến giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực trong tương lai

    K,  

    Theo nhóm nghiên cứu, chi phí cho việc in 100g thịt bằng công nghệ này chỉ khoảng 3 USD, không quá cao so với việc mua thịt trực tiếp trong siêu thị.

    Nghe thì có vẻ giống chuyện viễn tưởng, nhưng mới đây Giuseppe Scionti - một nhà nghiên cứu tại Italia - đã tìm ra cách để sử dụng chất đạm từ thực vật để "in" những miếng thịt chay thông qua công nghệ in 3D.

    Theo lời Scionti, đây là thành quả của hơn 10 năm trời nghiên cứu tới từ rất nhiều chuyên gia về hóa sinh - khi tìm cách ứng dụng công nghệ in để tạo ra các mô, trong đó có việc thử nghiệm để tạo ra giác mạc cũng như da nhân tạo.

    Italia nghiên cứu dùng công nghệ in 3D để tạo ra thịt chay, hướng đến giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực trong tương lai - Ảnh 1.

    Giờ đây, công nghệ này đang bắt đầu được hoàn thiện để ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, từ đó giúp chúng ta có thể tạo ra thịt nhân tạo bằng cách in 3D.

    Italia nghiên cứu dùng công nghệ in 3D để tạo ra thịt chay, hướng đến giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực trong tương lai - Ảnh 2.

    Bên dưới là một miếng thịt gà nhân tạo đang được chiên - nhưng trông vẫn còn thua xa miếng thịt gà thật ở trên.

    Tháng 11 năm ngoái, Scionti chính thức trình làng công ty thịt nhân tạo mang tên Nova Meat. Công nghệ "in thịt" này hiện mới ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng Scionti đã thu được một số kết quả khả quan. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc anh đã có thể tạo ra một miếng thịt bò nhân tạo có kết cấu không khác gì thịt bò bình thường.

    "Trở ngại lớn nhất khi làm thịt nhân tạo là việc kết cấu của chúng không giống như những miếng thịt tự nhiên. Chúng ta trước giờ có thể tạo ra những miếng thịt chay có hương vị giống hệt như thịt xịn, nhưng nhai những miếng thịt đó thì thường ta chỉ thấy nó bở bùng bục như những viên thịt xay nhuyễn mà thôi."

    Italia nghiên cứu dùng công nghệ in 3D để tạo ra thịt chay, hướng đến giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực trong tương lai - Ảnh 3.

     Ở thời điểm hiện tại, việc in 100g thịt bằng công nghệ in 3D tốn chi phí khoảng 3$, tức vẫn khá cao so với giá thịt thông thường ngoài siêu thị. Tuy nhiên theo lời Scionti, khi công nghệ này đạt đến độ hoàn thiện để có thể áp dụng vào sản xuất đại trà, giá thành cho việc in thịt sẽ giảm đi đáng kể.

    Một điểm cộng khác của loại thịt nhân tạo này là tuy nó được tạo ra từ các amino axit trong các loại đậu, nhưng sản phẩm cuối cùng lại có giá trị dinh dưỡng hệt như một miếng thịt bò thật vậy. Bên cạnh đó, việc "in thịt" như thế này còn hết sức thân thiện với môi trường.

    Italia nghiên cứu dùng công nghệ in 3D để tạo ra thịt chay, hướng đến giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực trong tương lai - Ảnh 4.

    "Chúng tôi lựa chọn những nguyên liệu không gây ra các tác động xấu tới môi trường. Các nguyên liệu có thể sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm khi chúng tôi tiến hành sản xuất ở quy mô lớn đều không phải là lựa chọn của công ty." 

    Vấn đề lớn nhất cần giải quyết của loại thịt này là làm sao để chúng có hương vị giống hệt những miếng thịt thật sự, và Scionti đang bắt đầu hợp tác với các đầu bếp tài năng để tìm ra câu trả lời.

    Italia nghiên cứu dùng công nghệ in 3D để tạo ra thịt chay, hướng đến giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực trong tương lai - Ảnh 5.

    Trước bối cảnh hiện tại với nhiều nguy cơ về thiếu hụt lương thực trong tương lai, việc có thể tạo ra các sản phẩm thay thế như thịt nhân tạo lại ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Không chỉ có Scionti và Nova Meat, trên thế giới còn rất nhiều dự án khác cũng đang bắt tay nghiên cứu để tìm cách giải quyết vấn đề này. Điều này khiến cho mảng thị trường hết sức đặc biệt của thịt nhân tạo đang ngày càng được mở rộng hơn, nhưng cũng khiến cho Scionti gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trên thị trường. Thậm chí, một trong những tập đoàn hết sức khổng lồ trên thế giới là Unilever cũng đang đầu tư rất mạnh vào một dự án để tạo ra những sản phẩm rau có hương vị giống y như thịt.

    "Đây là thời điểm hết sức thuận lợi cho nhiều ông lớn nhảy vào thị trường này" - Scionti chia sẻ.

    Theo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày