Kẻ săn mồi trở thành con mồi: Hàng trăm triệu con cá mập đối mặt với các chuyến đi săn đẫm máu của con người mỗi năm

    ryankog,  

    Hơn 100 triệu con cá mập bị giết mỗi năm để lấy vây cá.

    Trong nhiều thập kỷ, không ít bộ phim đáng sợ đã miêu tả những con cá mập không khác gì những cỗ máy ăn thịt khát máu, không ngừng truy đuổi và nuốt chửng nạn nhân là con người.

    Nhưng trên thực tế, chính con người lại săn đuổi cá mập. Một phim tài liệu mới về công việc săn bắt và giết hại những kẻ săn mồi đại dương cho thấy sự nghiệt ngã, đẫm máu và lợi nhuận cao đã đe dọa loài sinh vật này đến nguy cơ tuyệt chủng.

    Kẻ săn mồi trở thành con mồi: Hàng trăm triệu con cá mập đối mặt với các chuyến đi săn đẫm máu của con người mỗi năm - Ảnh 1.

    Đạo diễn Eli Roth bơi với một con cá mập trong phim tài liệu "Fin"

    Mỗi năm, con người giết hơn 100 triệu con cá mập ở các vùng biển trên thế giới, và một trong những lý do chính là vì vây của chúng, được dùng để làm súp vây cá mập. Đạo diễn điện ảnh Eli Roth, nổi tiếng với những bộ phim kinh dị đẫm máu như "Cabin Fever" (2002), "Hostel" (2005) và "The Green Inferno" (2013), gần đây đã hướng camera về phương pháp lấy vây cá mập rùng rợn: loại bỏ vây cá mập khi chúng vẫn còn sống, sau đó vứt xác trên biển, khiến con cá mập bất lực chảy máu đến chết, theo Hiệp hội Nhân đạo Hoa Kỳ.

    Phim tài liệu "Fin", hiện đang phát trực tuyến trên Discovery Plus, ra mắt ngày 13 tháng 7 trong "Tuần lễ cá mập" của Discovery Channel và cung cấp cái nhìn sơ lược về ngành công nghiệp khủng khiếp này cũng như tác động của nó đối với quần thể cá mập trên toàn thế giới.

    Fin - Official Trailer (2021) Eli Roth

    Trong phim tài liệu, Roth lặn cùng cá mập, lên thuyền săn vây cá mập ở giữa đại dương và đến thăm các cơ sở kinh doanh nơi chế biến và bán các sản phẩm từ cá mập khác. Cá mập đã mê hoặc Roth từ khi anh còn là một đứa trẻ, và anh bắt đầu làm "Fin" sau khi biết được mức độ phổ biến của ngành công nghiệp đánh bắt cá mập, tạo ra hàng tỷ đô từ việc bán vây, sụn và nội tạng để làm thực phẩm, thuốc men và mỹ phẩm.

    Kẻ săn mồi trở thành con mồi: Hàng trăm triệu con cá mập đối mặt với các chuyến đi săn đẫm máu của con người mỗi năm - Ảnh 3.

    Ngành đánh bắt cá mập có doanh thu rất cao lên đến hàng tỷ đô

    Súp vây cá mập, có từ thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên và từng được dành riêng cho giới quý tộc và hoàng đế ở Trung Quốc, hiện được những người giàu có ở châu Á và các nước phương Tây tiêu thụ rộng rãi, và được bán với giá tới 100 USD một bát, theo nhóm bảo tồn Shark Stewards.

    Kẻ săn mồi trở thành con mồi: Hàng trăm triệu con cá mập đối mặt với các chuyến đi săn đẫm máu của con người mỗi năm - Ảnh 4.

    Món súp vây cá mập

    Bản thân các vây cá gần như vô vị. Chúng được làm khô, cắt nhỏ và thêm vào nước dùng để tạo kết cấu, và một số nhà hàng đã bắt đầu thay vây bằng các nguyên liệu có kết cấu tương tự, chẳng hạn như hải sâm khô, theo The New York Times.

    Kẻ săn mồi trở thành con mồi: Hàng trăm triệu con cá mập đối mặt với các chuyến đi săn đẫm máu của con người mỗi năm - Ảnh 5.

    Eli Roth chụp với những thực phẩm từ vây cá mập

    Vây cá mập có thể kiếm tới 1.100 USD một kg, do đó, nhiều ngư dân tối đa hóa lợi nhuận của họ bằng cách chỉ lấy vây và vứt bỏ phần còn lại của cá mập xuống biển, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia của Viện Smithsonian ở Washington DC

    Neil Hammerschlag, phó giáo sư tại Trường Khoa học Hàng hải và Khí quyển thuộc Đại học Miami, đồng thời là giám đốc Chương trình Nghiên cứu và Bảo tồn Cá mập của trường đại học, cho biết Mỹ cũng là một trong 10 nước xuất khẩu vây cá mập hàng đầu trên thế giới. (Các quy định đánh bắt khác nhau giữa các tiểu bang, nhưng hoạt động cắt bỏ vây và vứt cá là bất hợp pháp ở vùng biển Hoa Kỳ và tất cả những con cá mập bị bắt phải được đưa vào bờ với vây của chúng vẫn còn nguyên, theo Đạo luật Bảo tồn Cá mập năm 2010.)

    Kẻ săn mồi trở thành con mồi: Hàng trăm triệu con cá mập đối mặt với các chuyến đi săn đẫm máu của con người mỗi năm - Ảnh 6.

    Một con cá mập bị cắt bỏ vây rồi vứt xuống biển

    Hammerschlag nói với Live Science, cá mập đặc biệt dễ bị xóa sổ bởi các hoạt động đánh bắt quy mô lớn vì cá mập trưởng thành muộn và có tương đối ít con so với các loài cá khác.

    Là loài săn mồi, cá mập đóng một vai trò quan trọng trong một loạt các môi trường sống ở biển. Cá mập duy trì quần thể cá khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những cá thể bệnh và ốm yếu; chúng giúp bảo tồn sự cân bằng của đa dạng các loài trong môi trường sống của chúng; và chúng cân bằng sự sản xuất oxy bằng cách ăn cá tiêu thụ sinh vật phù du tạo oxy.

    Hammerschlag cho biết: "Chúng đã tồn tại trên hành tinh quá lâu - 400 triệu năm - và vẫn còn rất nhiều điều để tìm hiểu”.

    Kẻ săn mồi trở thành con mồi: Hàng trăm triệu con cá mập đối mặt với các chuyến đi săn đẫm máu của con người mỗi năm - Ảnh 7.

    Khoảng 11.000 con cá mập bị giết mỗi giờ, 247.000 con mỗi ngày và 100 triệu con mỗi năm vì vây của chúng

    Khoảng một phần ba tổng số loài cá mập hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng, và nếu ngành công nghiệp vây cá tiếp tục không được kiểm soát, nó có thể sớm đẩy những loài động vật mang tính biểu tượng này đến bờ diệt vong, điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng sâu rộng đối với cuộc sống đại dương - và cho những con người dựa vào đại dương để kiếm thức ăn. Với "Fin", Roth hy vọng sẽ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cá mập và truyền cảm hứng cho hành động bảo tồn quần thể cá mập trước khi quá muộn.

    "Fin" là bộ phim đáng sợ nhất mà tôi từng làm - và chắc chắn là nguy hiểm nhất - nhưng tôi muốn gửi một thông điệp hy vọng chấm dứt cuộc tàn sát cá mập không cần thiết này”, Roth nói.

    Kẻ săn mồi trở thành con mồi: Hàng trăm triệu con cá mập đối mặt với các chuyến đi săn đẫm máu của con người mỗi năm - Ảnh 8.

    "Đây là bộ phim đáng sợ nhất tôi từng sản xuất" - Đạo diễn của hàng loạt phim kinh dị nổi tiếng chia sẻ

    Ông nói: "50 năm trước, thế giới đã cùng nhau cứu những con cá voi, sau đó chúng ta đã làm điều đó cho cá heo và gần đây là cho cá voi sát thủ. Đã đến lúc làm điều tương tự đối với cá mập, và thời gian không còn nữa".

    Tham khảo: LiveScience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ