Kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến cáp quang biển IA đã được khôi phục hoàn toàn. Với các sự cố xảy ra trên 2 tuyến cáp APG và AAE-1, đối tác quốc tế dự kiến hoàn thành việc khắc phục trong tháng 10.
- Thuyết âm mưu "internet chết", nguyên nhân tại mạng xã hội AI
- Các nhà khoa học của Đức đã bẻ khóa thành công 'Internet lượng tử'
- SpaceX muốn cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam
- Phát hiện hơn 800 nghìn camera giám sát tại Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên Internet
- Máy bay năng lượng mặt trời Sceye HAPS: Giải pháp đột phá cho truy cập internet ở các khu vực xa xôi
Theo thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ Internet, bên cạnh 2 tuyến cáp đất liền kết nối tới Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore có tổng dung lượng 5 Tbps, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế hiện đi qua 5 tuyến cáp quang biển quốc tế với tổng dung lượng đang sử dụng hơn 20 Tbps, tổng dung lượng khả dụng 34 Tbps, bao gồm: Asia America Gateway (AAG), APG (Asia Pacific Gateway), SMW3 (còn gọi là SEA - ME - WE3), Intra Asia (IA, còn gọi là Liên Á) và Asia - Africa - Euro 1 (AAE-1).
Trong năm nay, lần lượt vào các ngày 15/3, 23/5 và 13/6, 3 trong 5 tuyến cáp quang biển quốc tế các nhà mạng Việt Nam đang khai thác, đã gặp sự cố, gây gián đoạn dịch vụ trên tuyến.
Thời gian qua, trong bối cảnh 3/5 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, các nhà mạng đều đã có phương án điều chuyển dung lượng sang các hướng cáp khác để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng. Tuy vậy, một số người dùng dịch vụ Internet cáp quang FTTH có tình trạng truy cập chậm hướng quốc tế trong giờ cao điểm.
Theo các nhà cung cấp dịch vụ Internet, tuyến cáp quang biển IA hiện tại đã khôi phục hoàn toàn dung lượng kết nối trên tuyến. Thời gian sự cố trên 2 nhánh S1 và S5 của tuyến cáp biển này được khắc phục lần lượt vào trung tuần tháng 7 và cuối tháng 9 vừa qua.
Với hướng kết nối qua tuyến cáp quang biển APG, trong thời gian từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8, sự cố trên các nhánh cáp S3, S8 và S9 đã được khắc phục; hiện chỉ còn nhánh cáp S1.9 gần trạm cập bờ tại Malaysia đang được sửa chữa và dự kiến sẽ hoàn thành trong tuần đầu tháng 10.
Tương tự như APG, một phần dung lượng kết nối Internet đi quốc tế trên tuyến cáp quang biển AAE-1 đã được khôi phục, do khắc phục xong sự cố trên nhánh S1H3 hướng HongKong (Trung Quốc) vào ngày 23/9. Tuy nhiên, theo kế hoạch, phải đến ngày 26/10, lỗi rò nguồn xảy ra trên nhánh S1H5 của tuyến cáp mới được sửa xong.
Như vậy, theo tiến độ khắc phục sự cố trên những tuyến cáp quang biển mới cập nhật, dự kiến toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ được khôi phục hoàn toàn ngay trong tháng 10/2024 này.
Thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho thấy, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam phải hứng chịu khoảng 15 sự cố cáp quang biển, với thời gian sửa chữa trước năm 2022 là khoảng từ 1 - 2 tháng/sự cố, và giai đoạn sau năm 2022 là từ 1 - 3 tháng mỗi sự cố.
Cũng vì thế, từng có thời điểm Việt Nam gặp sự cố trên cả 5 tuyến cáp quang biển đang sử dụng, gây mất khoảng 60% dung lượng kết nối Internet quốc tế trong gần 2 tháng.
Theo Cục Viễn thông, dự kiến trong quý 1/2025, hai tuyến cáp quang biển mới có doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư là SJC2 và ADC sẽ được đưa vào hoạt động. Ngoài ra, việc chuẩn bị để triển khai tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ cũng đang được thực hiện.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI