Do công nghệ chưa hoàn thiện, Samsung sẽ trì hoãn không đưa cảm biến vân tay dưới màn hình lên Galaxy Note9.
Khi Samsung công bố bằng sáng chế liên quan đến công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình, nhiều người đã tưởng tượng đến viễn cảnh nó sẽ được trang bị cho Galaxy S9. Tuy nhiên, khi Samsung chính thức trình làng bộ đôi Galaxy S9, Galaxy S9 , mọi thứ đã không như vậy.
Bây giờ, mọi sự chú ý lại được chuyển dời sang Galaxy Note9. Ngay cả nhà phân tích uy tín Ming-Chi Kuo của KGI cũng tin rằng công nghệ này sẽ xuất hiện trên sản phẩm của Samsung vào cuối năm 2019.
Tuy nhiên, tin đồn mới nhất lại cho thấy một quan điểm khác biệt hoàn toàn. Lần này cũng là Kuo nhưng ông nói rằng Samsung buộc phải hủy tính năng này vì cảm biến siêu âm (của Qualcomm) và cảm biến vân tay quang học (của Samsung LSI, Synaptics và nhiều công ty khác) chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công ty.
Mặc dù vậy, KGI tin tưởng rằng Samsung sẽ phát triển công nghệ này đến cùng. Các nhà phân tích của công ty không tin rằng quét khuôn mặt có thể thay thế xác thực bằng vân tay. Do vậy, cảm biến vân tay dưới màn hình vẫn cần thiết cho tương lai.
Không chỉ Samsung, các công ty sản xuất cảm biến cũng mong muốn cảm biến vân tay dưới màn hình xuất hiện trên thị trường. Nguyên nhân là vì các mô-đun này sẽ đắt hơn 4-6 lần so với các cảm biến điện dung thông thường chúng ta thấy ngày nay và do đó họ có thể thu được lợi nhuận cao hơn.
Kuo vẫn tin rằng các nhà sản xuất Android (ngoài Samsung) sẽ thích quét khuôn mặt hơn là cảm biến vân tay tích hợp vào màn hình. Theo ông, trong vài năm tới, sẽ có nhiều thiết bị Android trang bị công nghệ quét khuôn mặt hơn so với cảm biến vân tay dưới màn hình.
Trong khi đó, Vivo vừa cho biết họ sẽ bắt tay vào sản xuất hàng loạt bản concept APEX của nó vào cuối năm nay (đây được xem là thiết bị hoàn thiện đầu tiên được giới thiệu chính thức với cảm biến vân tay dưới màn hình).
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?