Đã hơn 64 năm kể từ khi núi Ijen phun trào lần cuối cùng, nhưng ngọn núi lửa này vẫn còn hoạt động, và nó đang được khai thác bởi một số những người đàn ông dẻo dai, khỏe mạnh nhất
Ijen (Kawah Ijen) cao 2.799 m so với mặt nước biển, nằm ở tỉnh Tây Java, là một trong số 76 ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động của Indonesia. Trong miệng núi lửa Ijen là một mỏ lưu huỳnh kết tủa. Ở đây, mỗi ngày một số người đàn ông Indonesia làm công việc là khai thác lưu huỳnh. Họ bắt đầu làm việc ngay sau nửa đêm với chuyến leo bộ đường dài lên ngọn núi lửa. Trời tối mịt vì cả bầu không khí đã bị bao dày bởi lớp khói của núi lửa. Thay vì sử dụng mặt nạ, những người đàn ông chỉ được trang bị duy nhất một miếng giẻ nhét trong miệng để giúp đối phó với các loại khí độc.
Tại miệng núi lửa, nơi cao hơn 2.600 m trên mực nước biển, mật độ của khói dày đặc.
Khi bình minh lên, người ta nhìn thấy hồ miệng núi lửa Ijen và cạnh đó là nơi những người thợ mỏ làm việc. Hồ miệng núi lửa với khói cuồn cuộn trên bề mặt, nước trong hồ ấm và sâu khoảng 200 m. Hồ đậm đặc tính axit, nếu ngâm ngón tay vào nước thì ngón tay có thể bị đốt bỏng.
Bên cạnh hồ axit, hàng chục người đàn ông Indonesia sử dụng cực kim loại dài để phá vỡ từng khối màu vàng. Họ đang thu hoạch lưu huỳnh cứng từ bên trong núi lửa.
Những người đàn ông bị ho và nôn nhưng vẫn phải tiếp tục vật lộn với khói. Terry Gordon, giáo sư về y tế môi trường tại Trường Y thuộc Đại học New York, cho biết chưa có ai từng nghiên cứu tác động của việc tiếp xúc lâu dài ở mức độ cao với khí núi lửa như vậy. Chỉ riêng việc tiếp xúc ngắn hạn với lưu huỳnh đioxit sẽ dẫn tới việc co thắt đường thở và các triệu chứng hen suyễn. Các nhà khoa học của USGS đã phát hiện một lượng khí độc nhiều hơn gấp 30 lần mức cho phép ở nơi mà các thợ mỏ Ijen làm việc.
Sau khi đập nhỏ từng khối lưu huỳnh, các thợ mỏ chuyển chúng ra khỏi miệng núi lửa bằng các gánh nan thô sơ. Mỗi người đàn ông ở đây đều tập trung chăm chú vào một cách hoàn hảo để có thể cân bằng tải nặng giữa hai giỏ, bởi vì các họ sẽ phải gánh những giỏ lưu huỳnh này lên phía con đường mòn nguy hiểm dẫn ngược lại tới đầu môi của miệng núi lửa.
Anh Mistari, 42 tuổi, là một thợ mỏ đã dành nhiều năm khai thác lưu huỳnh ở khu vực núi lửa Ijen. Nhiều năm nay, những gánh lưu huỳnh này đã để lại một đường rãnh sâu vĩnh viễn trên vai anh. Anh đang gánh trên vai mình gần 80 kg quặng, một khối lượng lưu huỳnh nặng bằng cả trọng lượng của một người đàn ông. Mistari cho biết, trung bình mỗi ngày anh đi hai chuyến như thế này và kiếm được tương đương với 12 USD.
Sau khi gánh lưu huỳnh lên phía trên của miệng núi lửa, một số thợ mỏ chuyển lưu huỳnh vào những xe đẩy nhỏ để sau đó chở xuống núi. Tuy nhiên, không phải ai cũng được như vậy. Một thợ mỏ tên Osen không có được những chiếc xe đẩy “xa xỉ” đó chia sẻ: "Tôi không thể đủ tiền mua một xe đẩy nên tôi phải tự mang lưu huỳnh xuống núi". Osen dừng lại ở một trạm cân nặng và treo giỏ của mình lên cân. Người đàn ông này đang phải chuyển 95 kg lưu huỳnh với một quãng đường gần bốn cây số.
Cuối cùng, lưu huỳnh được chở bằng xe tải xuống một nhà máy thô sơ ở giữa khu rừng nhiệt đới. Lò đốt làm nóng chiếc vạc khổng lồ nơi những người lao động làm tan chảy khối quặng lưu huỳnh thành một chất lỏng. Công nhân tại nhà máy sản xuất lưu huỳnh này cho biết họ được trả một nửa so với mức thu nhập của các thợ mỏ kiếm lưu huỳnh ở miệng núi lửa.
Dòng lưu huỳnh nóng chảy xuống một đường cống bằng gỗ và qua bộ lọc để được làm sạch.
Một công nhân nhà máy đã đổ thùng lớn lưu huỳnh lỏng lên một sàn rộng. Ở đó, lưu huỳnh nhanh chóng đông cứng lại thành một lớp màu vàng sáng trên mặt sàn.
Sau đó, chúng được chia thành từng miếng và cho vào bao tải. Lưu huỳnh núi lửa chủ yếu được sử dụng để làm sạch đường tại nhà máy đường gần đó và cũng được sử dụng để làm xà phòng, điều trị da và chất nổ.
Theo Zing News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?