Như Albert Einstein đã nói, thời gian là tương đối: Muộn vài phút ở quốc gia này bị coi là tội tày đình trong khi ở nơi khác, muộn 30 phút vẫn không ai nói gì.
Đúng giờ là điều mà nhiều người cố mãi vẫn không làm được. Trong thế giới bận rộn và phiền nhiễu này, có quá nhiều thứ khiến bạn trở thành kẻ "cao su."
Như Albert Einstein đã nói, thời gian là tương đối: Muộn vài phút ở quốc gia này bị coi là tội tày đình trong khi ở nơi khác, muộn 30 phút vẫn không ai nói gì.
Tuy nhiên, sự khác biệt của khái niệm "đúng giờ" ở mỗi quốc gia khác nhau như thế nào? Website Mr.Gamez đã nghiên cứu đặc thù văn hóa và đưa ra câu trả lời dưới dạng infographic.
Cùng tham khảo và trở thành người đúng giờ hơn nhé:
Hàn Quốc: Cực ghét đi muộn, đã hẹn là phải chuẩn
Trên nhiều khía cạnh, Hàn Quốc là một xã hội có trật tự. Ảnh hưởng của nguyên tắc Nho giáo vẫn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày - trong đó, nhấn mạnh Kibun, khái niệm giữ thể diện. Với người Hàn Quốc, đặc biệt là trong quan hệ kinh doanh, người ta sẽ tránh đến muộn bằng mọi giá vì việc đó bị coi là dấu hiệu thiếu tôn trọng.
Malaysia: Muộn 5 phút = 60 phút, việc đi muộn dễ dàng được bỏ qua mà không cần xin lỗi
Với Malaysia lại hơi khác. Đất nước này có thái độ khá lỏng lẻo với việc đúng giờ, dù là việc cá nhân hay kinh doanh. Bất cứ người nước ngoài nào đã sinh sống tại Malaysia đều công nhận điều này. Tuy nhiên, nó khá dễ bỏ qua vì tình trạng giao thông ắc tắc mà người dân bản địa phải đối mặt hàng ngày.
Trung Quốc: Muộn 10 phút vẫn là đúng giờ
Quan điểm Nho giáo về thể diện xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại khiến người Trung Quốc đưa ra tiêu chuẩn đúng giờ hơi khác biệt: Muộn 10 phút vẫn OK.
Thậm chí, việc xuất hiện sớm hoặc đúng giờ trong những cuộc hẹn ngẫu nhiên với bạn bè bị thanh niên Trung Quốc coi là... điều bất thường.
Nhật Bản: Muộn mấy chục giây đến 1 phút bị coi là thiếu kỷ luật, có thể bị phạt nặng
Người Nhật có thể đánh cược nhiều thứ nhưng thời gian thì không.
Việc chậm trễ ở Nhật là điều tối kị, nếu không may đi muộn, cá nhân hoặc tập thể sẵn sàng nhận phạt hoặc công khai xin lỗi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giới trẻ ở Nhật đang dần phá bỏ những tiêu chuẩn về thời gian của xã hội cũ.
Mexico: Muộn 30 phút là chuyện bình thường
Ở Mexico, hiếm có cuộc họp nào với đầy đủ nhân sự diễn ra đúng giờ. Sự thật là hàng quán, dịch vụ ở đây thường mở cửa trễ 30 phút so với giờ đã thông báo. Lời khuyên dành cho du khách đến Mexico: Hãy kiên nhẫn lên vì hầu như mọi thứ đều muộn 30 phút.
Đức: Tác phong công nghiệp, đã hẹn là đến sớm 10 phút
Là quốc gia công nghiệp và tôn trọng kỷ luật, người Đức khá cẩn thận và thường có mặt tại cuộc hẹn sớm 10 phút để đề phòng rủi ro gì đó khiến họ đi muộn.
Nigeria: Thông báo họp vào 13h giờ, nghĩa là nó sẽ diễn ra trước 14h
Muốn sinh sống và làm việc ở Nigeria, sự kiên nhẫn chính là bí quyết.
Quốc gia này vẫn tồn tại nhiều vấn đề về hạ tầng giao thông và đó là lý do chính khiến người ta khó có thể đúng giờ. Và có lẽ, theo thời gian, việc này trở thành thói quen và người ta rất thờ ơ với việc đúng giờ.
Saudi Arabia: Thường đi muộn 30 phút - 1 tiếng nhưng liên tục nhìn đồng hồ lại bị coi là bất lịch sự
Điều này rất có thể đã hình thành vì lịch sử lâu đời giữa sa mạc của người dân Saudi Arabia.
Nóng, quá nóng để làm việc gì đó nhanh chóng vào ban ngày, ban đêm cũng tương tự vì quá lạnh. Đi muộn 30 phút - 1 tiếng là chuyện thường nhưng liên tục nhìn đồng hồ trong các buổi họp mặt ở Saudi Arabia lại bị coi là bất lịch sự.
Người Nga sống ở Nga có thể không đúng giờ nhưng người nước ngoài thì không
Nếu đến Nga làm ăn, hãy cố gắng đúng giờ vì nếu làm ngược lại, bạn sẽ bị mất thể diện. Trái lại, giữa người Nga với nhau lại rất thoáng trong việc đúng giờ. Tóm lại, sự kiên nhẫn vẫn là bí quyết để vui sống ở Nga.
Tham khảo Mr.Gamez
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương