Khám phá bãi rác thải điện tử cực kỳ độc hại ở Hồng Kông
Một ngày nào đó TV cũ của bạn sẽ an nghỉ tại đây, phát tán chất hóa học độc hại đe dọa con người và môi trường.
Những hình ảnh mới tiết lộ điều kiện cực kỳ khủng khiếp bên trong bãi rác thải điện tử ở Hồng Kông, nơi các công nhân tháo rỡ các rác thải điện tử nhập lậu bị đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe và an toàn.
Một báo cáo mới được HK01, một tờ báo của Hồng Kông thường có những hoạt động thúc đẩy sự thay đổi của xã hội, xuất bản cho biết việc kiểm soát biên giới lỏng lẻo của khu vực khiến rác thải điện tử dễ dàng nhập lậu vào dưới mác rác thải nhà ở hoặc cao su. Phần lớn số rác thải điện tử này tới từ Mỹ.
Ngay sát những tòa nhà chọc trời tại Hồng Kông, những công nhân tại một vùng nông thôn đang cặm cụi tháo gỡ các linh kiện thiết bị điện tử bất chấp những nguy cơ không thể tưởng tượng cho sức khỏe của họ.
Những bức ảnh của HK01 cho thấy các công nhân làm việc giữa đống rác thải thường chứa các vật liệu độc hại như thủy ngân và chì. Công nhân tháo gỡ các thiết bị điện tử để tìm kiếm các linh kiện có giá trị, những linh kiện này sẽ được bán lại ở những nơi khác
Linh kiện máy tính và màn hình cũ chất thành từng đống. Một số được nhồi vào các hộp các tông cũ hoặc các bao cỡ lớn.
Báo cáo của HK01 tiếp nối nghiên cứu từ Basel Action Network (BAN), một tổ chức phi chính phủ của Mỹ hoạt động chống lại nạn xuất khẩu các vật liệu độc hại. BAN đã gắn máy theo dõi GPS lên các rác thải điện tử ở Mỹ và phát hiện ra các nhà tái chế đã xuất khẩu chúng sang các nước khác.
Trong trường hợp ở Hồng Kông, nhập khẩu chất thải điện tử là một hành vi bất hợp pháp.
Dự án của BAN nhấn mạnh rằng một số công ty ở Mỹ chỉ mang danh nghĩa "hãng tái chế" trong khi thực tế họ xuất khẩu rác thải điện tử sang các nước khác.
"Họ tận dụng lợi thế rằng Hoa Kỳ là quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới đã thất bại trong việc phê chuẩn Công ước Basel, đòi hỏi một quốc gia cần sự phê chuẩn trước khi nhập khẩu chất thải độc hại như thiết bị điện tử cũ vào một quốc gia khác", Jim Puckett, giám đốc BAN chia sẻ.
Đốc công tại bãi rác cho biết rằng họ không xử lý các màn hình LCD thải nhưng sự thật không phải vậy
Các điều kiện nguy hiểm tại bãi rác nơi các vật liệu trên được xử lý cũng đáng báo động. Tháo dỡ các chất thải điện tử có thể gây hại cho con người, chưa kế tới những tác động tới môi trường.
"Khi chất thải được chuyển tới Trung Quốc, nó được tháo dỡ ra thành từng linh kiện, quá trình này giải phóng các kim loại độc hại như thủy ngân. Ngoài việc gây ngộ độc ngay lập tức cho công nhân, thủy ngân còn gây hại cho môi trường sau khi xâm nhập vào không khí và nguồn nước sông, hồ của chúng ta", Puckett nói.
BAN đang triển khai một chương trình được gọi là e-Stewards kêu gọi các nhà tái chế thực hiện Công ước Basel. Mặc dù vậy, pháp luật không yêu cầu các nhà tái chế phải tham gia.
"Đây là một tội ác quốc tế", Puckett nói.
Dưới đây là một số hình ảnh khác từ cuộc điều tra HK01:
Hàng đống linh kiện điện tử thải loại chất đầy trong các thùng các tông
Bãi xử lý rác thải nhìn từ trên cao
Những công nhân đang làm việc trong môi trường cực kỳ nguy hiểm, một số công nhân không có giấy tờ tùy thân
Một đống màn hình, máy tính, máy in cũ
Toàn cảnh khu xử lý rác thải điện tử trái phép
Một nhân viên điều tra đang lấy mẫu rác thải
Những dòng nước thải với màu hóa chất
Tham khảo Huffington Post
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"