(Tổ Quốc) - Hồ Baikal là một trong những "viên ngọc quý giá nhất" của tự nhiên, nhưng nó cần được chúng ta bảo vệ để tiếp tục tồn tại.
- Hang động bí ẩn ở Mexico chứa đầy những viên pha lê trắng
- Những loài thú có túi to lớn nhất từng được con người phát hiện
- Điều gì sẽ xảy ra với nhân loại, khi một AI ngốc nghếch học được bản năng sinh tồn?
- Khám phá loài tê giác cổ đại nặng tới gần 3 tấn với chiếc sừng dài tới 1,5 mét
- Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã
Ẩn mình sâu trong vùng núi Siberia của Nga, hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lớn nhất thế giới tính theo thể tích, nó lớn đến mức có thể chứa 22% nguồn cung cấp nước ngọt của toàn hành tinh. Hơn nữa, nó cũng là hồ lâu đời nhất thế giới, được hình thành cách đây khoảng 25 triệu năm khi một khe nứt khổng lồ mở ra ở lục địa Á-Âu. Hồ Baikal thường được gọi là "Hòn ngọc của thế giới", được đánh giá cao vẻ đẹp nguyên sơ và thiên nhiên độc đáo của nó.
Hồ Baikal thực sự sâu bao nhiêu?
Với độ sâu ước tính 1.642 mét, hồ Baikal cho đến nay là hồ sâu nhất thế giới, tiếp theo là hồ Tanganyika ở Châu Phi (1.426 mét) và biển Caspi ở Caucasus (1.025 mét là hồ muối lớn nhất thế giới).
Các nhà khoa học và thám hiểm Nga đã bị lóa mắt trước quy mô tuyệt đối của Baikal trong nhiều thế kỷ. Nỗ lực đầu tiên được ghi nhận để đo độ sâu của hồ được thực hiện vào năm 1797 bởi các công nhân của nhà máy Kolyvano-Voskresensky ở Altai, Smetanin và Kopylov, ghi lại độ sâu 1238 mét (khoảng 4.000 feet).
Từ năm 1876 đến năm 1902, một cuộc thám hiểm thủy văn lớn đã được thực hiện dưới sự chỉ đạo của FKDrizhenko để khảo sát kỹ lưỡng Baikal. Các phép đo độ sâu được thực hiện chủ yếu gần bờ và hiếm khi được thực hiện trên toàn bộ diện tích của hồ. Cuộc khảo sát này đã ghi nhận độ sâu lớn nhất ở trung tâm Baikal, từ 1.450 đến 1.552 mét. Một cuộc thám hiểm tiếp theo vào những năm 1930 đã đo được độ sâu tối đa là 1.741 mét. Tuy nhiên những cuộc khảo sát này chỉ sử dụng dây để đo độ sâu của hồ.
Bắt đầu từ những năm 1950, các nhà khoa học Liên Xô đã khảo sát hồ Baikal bằng cách sử dụng máy đo tiếng vang để đo thời gian sóng âm truyền qua nước và phản xạ trở lại máy thu, mang lại kết quả đọc chính xác hơn nhiều - khoảng 1.620 mét.
Cuối cùng, một bản đồ đo độ sâu năm 1992 bao gồm toàn bộ bề mặt của Baikal được Bộ Quốc phòng Liên Xô biên soạn, có kết quả đo tiếng vang cho thấy độ sâu tối đa là 1.642 mét - con số vẫn được chấp nhận cho đến ngày nay.
Độ sâu lớn nhất được ghi nhận là ở phần trung tâm của hồ. Theo một quy tắc thực nghiệm được đặt ra bởi nhà tự nhiên học và nhà văn người Mỹ nổi tiếng Henry Thoreau, độ sâu lớn nhất của hồ thường nằm ở giao điểm của chiều dài và chiều rộng lớn nhất của nó, điều này cũng chính xác trong trường hợp của hồ Baikal.
Khoa học làm cho hồ Baikal trở nên đặc biệt
Phần lớn các hồ tương đối lớn trên thế giới chỉ có vài nghìn năm tuổi. Chúng hình thành sau kỷ băng hà cuối cùng khi một lượng lớn nước đóng băng tan chảy và sự thoát nước của các con sông. Những hồ này sau đó sẽ dần bị lấp đầy bởi trầm tích theo thời gian và thường không sâu hơn vài trăm mét.
Chỉ có khoảng 20 hồ trên thế giới được ghi nhận là thực sự cổ xưa, nghĩa là chúng đã hơn một triệu năm tuổi. Hồ Baikal là một trong số đó và nó cũng là hồ lâu đời nhất, với tuổi ước tính khoảng 25-30 triệu. Các hồ cổ khác bao gồm hồ Issyk-Kul ở vùng núi Bắc Tian Shan ở Đông Kyrgyzstan và hồ Maracaibo ở Tây Bắc Venezuela, cả hai đều là hồ muối.
Các hồ của cổ xưa được hình thành không phải do kỷ băng hà kết thúc cũng không phải do sự tích tụ nước từ các con sống. Chúng được tạo ra trong các vùng rạn nứt đang hoạt động, nơi các mảng kiến tạo di chuyển ra xa nhau, theo thời gian tạo ra các thung lũng và hố sâu. Đó cũng là cách hồ Baikal được hình thành, mặc dù một số hồ cổ khác cũng được hình thành sau các tác động của thiên thạch hoặc bên trong các ngọn núi lửa không hoạt động.
Vì các khu vực ở hai bên Baikal nằm ở độ cao vượt quá 2.000 mét, ranh giới mảng kiến tạo phân kỳ đã hình thành một bồn địa rất sâu. Điều này giải thích tại sao Baikal lại chứa một lượng nước đáng kinh ngạc như vậy - hơn 23.000 km khối.
Hồ Baikal chỉ có diện tích bề mặt bằng một nửa hồ Michigan và chỉ đứng thứ 7 trong số các hồ lớn nhất thế giới theo diện tích bề mặt. Nhưng độ sâu của nó lại khiến cho hồ chứa nhiều nước hơn tất cả các hồ lớn ở Bắc Mỹ cộng lại.
Địa chất và động vật độc đáo của hồ Baikal
Theo một nghiên cứu năm 1990 , thung lũng rạn nứt kéo dài thêm 7.000 mét dưới đáy hồ, và hiện được bao phủ bởi lớp trầm tích lắng đọng qua hàng triệu năm. Tổng cộng, vết nứt địa chất tạo ra hồ Baikal có thể sâu tới 9 km, khiến nó trở thành vết nứt lục địa sâu nhất trên hành tinh.
Quá lâu đời và không bị xáo trộn bởi các thời kỳ băng hà, do đó hồ Baikal trở thành một "mỏ vàng" cho khoa học. Các trầm tích lõi khoan sâu có thể tiết lộ khí hậu đã thay đổi như thế nào trong hàng triệu năm trong quá khứ một cách đặc biệt chi tiết. Các lớp trầm tích nông nhất của hồ này có thể chứa hydrat khí tự nhiên trong nước ngọt.
Bất chấp độ sâu đáng kinh ngạc của hồ, nước của nó có hàm lượng oxy cao, có nghĩa là các sinh vật phát triển mạnh ở mọi độ sâu trong hồ. Trên thực tế, hồ Baikal là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật hơn bất kỳ hồ nào khác trên thế giới - hơn 3.600 loài - nhiều loài trong số đó không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Một ví dụ đáng chú ý là hải cẩu Baikal (Pusa sibirica), còn được gọi là nerpa, loài hải cẩu nước ngọt duy nhất trên thế giới. Trên bờ hồ, có thể tìm thấy gấu nâu và chó sói, cũng như hươu, nai, chim, và tất cả các loài gặm nhấm và động vật ăn thịt nhỏ hơn.
Tham khảo: Zmescience; Zhihu; Sina
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"