Khám phá thú vị: Loại bia ưa thích của giới thượng lưu Ai Cập cổ đại cách đây 5800 năm hóa ra lại đặc sệt như cháo
Bia không chỉ là đồ uống chính của người còn sống, mà còn được coi là biểu tượng của địa vị và quyền lực và đóng vai trò quan trọng trong các bữa tiệc linh đình cũng như nghi lễ ma chay, mai táng.
Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng: khoảng 5.800 năm trước, giới thượng lưu Ai Cập cổ đại đã uống một loại bia đặc sệt như cháo. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mảnh gốm tìm thấy ở Hierakonpolis, một thành phố cổ và là địa điểm khảo cổ hiện nay ở miền nam Ai Cập. Họ đã tìm thấy bia còn sót lại trong năm chiếc bình màu vàng rơm có đáy phẳng. Những chiếc bình này có lẽ đã từng được dùng để vận chuyển bia với số lượng lớn.
Các nhà khảo cổ cũng phát hiện được một lượng bia ở trong bốn bình đất nung mỏng, nắp đen, có hình dạng như những chiếc ly. Họ tin rằng người xưa đã dùng chúng để uống và phục vụ trong các quán bia.
Bia không chỉ là đồ uống chính của người còn sống, mà còn được coi là biểu tượng của địa vị và quyền lực và đóng vai trò quan trọng trong các bữa tiệc linh đình cũng như nghi lễ ma chay, mai táng.
Các nhà khoa học phỏng đoán rằng loại bia cổ đại này "rất có thể" từng có dạng đặc sệt như cháo, màu đục và vị ngọt với nồng độ cồn thấp. Nguyên liệu chủ yếu để làm ra nó là lúa mì, lúa mạch và cỏ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mảnh gốm được tìm thấy tại Hierakonpolis, một địa điểm khảo cổ ở miền nam Ai Cập.
Hierakonpolis là một điểm đến chính để nghiên cứu các thời kỳ tiền triều đại và sơ triều đại của Ai Cập. Nơi đây xưa kia đã từng là một thành phố khổng lồ được cấu thành từ nhiều khu vực lớn. Nó thậm chí còn ra đới trước cả các kim tự tháp. Thành phố này có các nhà máy bia và xưởng chế biến thực phẩm quy mô lớn, một trung tâm nghi lễ và một nghĩa trang ghi dấu những quy trình ướp xác đầu tiên ở Ai Cập.
Cách làm bia 5.000 năm tuổi
Cho đến nay, người ta đã khai quật được hơn một chục nhà máy bia cổ ở Hierakonpolis. Mặc dù vậy, thông tin đầy đủ về các công thức nấu bia vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. Theo một nghiên cứu mới do Jiajing Wang, một nhà khảo cổ học tại Đại học Dartmouth ở New Hampshire, dẫn đầu thì: "Bia thời kỳ đó có lẽ trông giống như cháo đặc, rất khác với IPA [loại bia nhạt của Ấn Độ] mà chúng ta uống ngày nay." Wang nói. "Tôi cho rằng bia từng là thực phẩm chính được tiêu thụ bởi tất cả mọi người, và đồng thời nó cũng được dùng theo nghi thức đặc biệt trong những dịp cúng tế".
Wang và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng một kỹ thuật gọi là phân tích cặn vi mô trên 33 mảnh gốm vỡ thu thập được từ thành phố Hierakonpolis.
Các mảnh vỡ này có niên đại từ năm 3800 đến 3600 trước Công nguyên, tức là khoảng 600 năm trước thời kỳ trị vì của pharaoh Ai Cập đầu tiên, người mà các học giả tin là Narmer.
Narmer là pharaoh đầu tiên của Ai Cập, được coi là người sáng lập Vương triều thứ nhất và là vị vua đầu tiên của một Ai Cập thống nhất.
Trong thời kỳ đầu của triều đại, các nhà sản xuất bia có thể đã dùng các loại đậu và củ làm phụ gia tinh bột để bổ sung lượng đường, giúp quá trình lên men diễn ra nhanh chóng và tăng hương thơm, từ đó khiến cho bia trở thành một "hỗn hợp đa thành phần."
Nghiên cứu mới này đã được công bố trên Tạp chí Khảo cổ học Nhân chủng học.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"